
Đào tạo KAIZEN cho Công ty Cổ phần Dịch vụ và Hạ tầng ô tô Thành Công
✅ Vừa qua tại công ty Cổ phần Dịch vụ và Hạ tầng Ô TÔ Thành Công đã diễn ra buổi đào tạo nhận thức hoạt động KAIZEN cho nhân viên các phòng ban của công ty do....
Một trong những điểm đáng nói đến trong công tác bảo tồn bền vững là tầm quan trọng của việc sử dụng gỗ từ nguồn rừng bền vững. Theo Ủy ban Lâm nghiệp Anh, nạn phá rừng là nguồn khí thải lớn thứ hai trên thế giới gây ra hiệu ứng nhà kính. Nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực lên môi trường, các kiến trúc sư, kiến trúc sư thiết kế phong cảnh, các nhà phát triển và các nhà thầu được khuyến khích tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu từ các khu rừng được quản lý theo cách bền vững. Ở các khu rừng như thế, khi những cây lớn bị đốn hạ, cây con sẽ được trồng mới.
Hiên nay trên thế giới có hơn 50 chương trình chứng nhận tập trung vào các loại rừng khác nhau. Hai chứng chỉ được biết đến nhiều nhất là PEFC và tiêu chuẩn FSC. Vậy hai chứng chỉ này có gì khác nhau và tại sao lại có nhiều loại chứng chỉ đang cùng hoạt động đến vậy?
Tìm hiểu về FSC và PEFC:
Forest Stewardship CouncilTM (Hội Ðồng Quản Lý Rừng) là Tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1993 tập hợp các tổ chức phi chính phủ về môi trường, các tổ chức buôn bán gỗ, các nhà lâm nghiệp, người dân bản địa và các Tổ chức chứng nhận đại diện cho 25 quốc gia. Tổ chức này được xem là Tổ chức duy nhất được công nhận toàn cầu về phát triển các tiêu chuẩn chứng nhận về rừng. FSC® phát triển đặt trên nền tảng hai giải pháp sau:
Chứng nhận quản lý rừng (FSC®-FM), dành cho các công ty đang quản lý rừng tự nhiên hoặc rừng trồng cũng như các công ty trong chuỗi cung ứng;
Chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm FSC/COC, dành cho các công ty sử dụng các sản phẩm từ rừng (Ví dụ: các nhà sản xuất đồ gỗ nội ngoại thất, nhà xuất bản, nhà máy giấy và tất cả các sản phẩm từ gỗ…) để chứng nhận nguồn gốc của gỗ.
The Programme for the Endorsement of Forest Certification (PEFC) là một tổ chức phi lợi nhuận thành lập năm 1999 tại châu Âu (tại Pháp) với các hoạt động thúc đẩy quản lý rừng bền vững thông qua việc chứng nhận độc lập bởi bên thứ ba.
PEFC làm việc trong suốt chuỗi cung cấp sản phẩm để thúc đẩy thực hành tốt trong việc quản lý rừng và để đảm bảo rằng gỗ và các sản phẩm từ rừng được sản xuất và tuân theo các tiêu chuẩn sinh thái, xã hội và đạo đức cao nhất. Nhờ nhãn sinh thái, khách hàng và người tiêu dùng có thể xác định các sản phẩm từ rừng được quản lý bền vững.
PEFC là một tổ chức bảo trợ. Nó hoạt động bằng cách ủng hộ hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia phát triển thông qua quá trình nhiều đánh giá các bên liên quan ưu tiên tính phù hợp và các điều kiện của địa phương.
Tiêu chuẩn quản lý rừng PEFC được phân ra thành 2 loại chứng nhận cụ thể:
Hai cách khác nhau (mà cũng giống nhau) để đạt được cùng một kết quả: lâm nghiệp bền vững. Nhưng điểm khác nhau giữ hai tổ chức phi lợi nhuận này là gì?
FSC là một quy chuẩn quốc tế được áp dụng tại các quốc gia như một cơ quan điều phối độc lập, đảm bảo rằng lâm nghiệp nghiệp được thực hiện theo một quy chuẩn nhất định. -> tiếp cận theo hướng “từ trên xuống”
PEFC hoạt động tại hơn 30 quốc gia và thực hiện hoạt động đánh giá các kế hoạch quản lý rừng độc lập dựa trên các tiêu chí quốc tế về lâm nghiệp bền vững. -> tiếp cận theo hướng “từ dưới lên”
3. Mục đích
Cả hai loai chứng nhận này đều tăng thêm giá trị cho bao bì sản phẩm, cho thấy sản phẩm có nguồn gốc từ các nguồn bền vững và quan trong hơn là chúng không phải là gỗ lậu. Bạn có thể đọc thêm về lợi ích tai Stora Enso's article.
FSC là một hệ thống chứng nhận toàn cầu cho phép các cá nhân có thể xác định và mua gỗ từ các khu rừng được quản lý tốt. Cơ quan này đặt ra 10 nguyên tắc quản lý rừng có trách nhiệm mà người quản ký và chủ khu rừng phải tuân thủ. Có vai trò như là chuẩn mực đánh giá, bất kì tiêu chuẩn nào của FSC cũng phải được “hiểu” ở tầm quốc gia để có thể áp dụng tại các khu rừng địa phương nước đó.
Tương tự, PEFC là một tổ chức quốc tế tận tâm trong việc quảng bá công tác quản lý rừng bền vững (SFM) thông qua chứng nhận độc lập từ bên thứ ba. Tuy nhiên, PEFC không phải là một cơ quan đặt ra tiêu chuẩn mà đóng vai trò như một kế hoạch công nhận lẫn nhau. Tổ chức này không chỉ tập trung vào mặt đạo đức của SFM mà còn bao gồm cả quá trình xử lý gỗ, từ đó tạo ra tác động mạnh mẽ lên chuỗi cung ứng hơn cả FSC.
Mặc dù cả hai tổ chức này đều cam kết thực hiện cùng một mục tiêu, điểm khác nhau cơ bản giữa cả hai là nguồn gốc của chúng. Ban đầu FSC được phát triển để dành cho môi trường rừng nhiệt đới và nó lại không phù hợp với kiểu rừng ở châu Âu và Bắc Mỹ. Điều này dẫn đến sự ra đời của PEFC vào cuối những năm 1990 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện SFM ở châu Âu. Hiện nay, PEFC chiếm tới hơn 264 triệu héc ta các khu rừng được chứng nhận và hệ thống chứng nhận của tổ chức này có mặt tại hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong khi đó FSC có các khu rừng được chứng nhận ở 80 quốc gia với 7% diện tích tiền của thế giới (180 triệu héc ta) mang chứng nhận của FSC. Dữ liệu được GfK thu thập năm 2014 cho thấy 50% người dân nước Anh nhận ra logo của FSC.
Để đáp ứng được số lượng các yêu cầu về môi trường ngày một nhiều đối với gói thầu xây dựng, các nhà phát triển và nhà thầu đã đưa ra các chính sách cụ thể dành cho gỗ nhằm đảm bảo rằng các bên liên quan trong dự án sẽ làm việc với các loại gỗ có nguồn gốc bền vững. Tuy nhiên liệu việc ràng buộc một công ty với một chứng chỉ về gỗ có làm nảy sinh các vấn đề tiềm ẩn. Dù FSC và PEFC không khác nhau là mấy, vậy nhưng một số khách hàng vẫn chỉ định trong hợp đồng rằng bất kì loại gỗ nào được sử dụng trong dự án cũng phải có chứng nhận FSC. Điều này có thể dẫn tới sự thua thiệt cho các nhà thầu phụ có sản phẩm gỗ được chứng nhận PEFC vì mỗi bên tham gia dự án sẽ có một hợp đồng cấm sử dụng sản phẩm gỗ khác loại.
Trong một vài trường hợp, sự thiếu hiểu biết về điểm khác nhau giữa chứng nhận FSC và PEFC có thể khiến kiến trúc sư tìm đến các sản phẩm được chứng nhận FSC nhưng lại không có các đặc điểm mong muốn để phù hợp với bản thiết kế của họ. Lấy ví dụ như sàn gỗ Terrafina có nguồn gốc từ gỗ của các khu rừng được quản lý bền vững và được chứng nhận PEFC thế nhưng lại không tuân theo hợp đồng vì nó đã quy định phải sử dụng các sản phẩm được FSC công nhận.
Gần đây, Các chuyên gia đã chứng kiến nhiều công ty bị mất đi các hợp đông tiềm năng với các nhà cung cấp và nhà thầu chỉ vì các quy định pháp lý liên quan đến chứng nhận gỗ. Dù cho thực tế là cả PEFC và FSC đều khá có tiếng và gần như là giống nhau, và thực sự ngay cả chính phủ UK cũng tuyên bố rằng cả hai đều đạt những tiêu chuẩn dành cho nguồn gỗ có trách nhiệm, tuy nhiên một số người vẫn đang chỉ chọn gỗ được gắn nhãn FSC.