CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Doanh nghiệp cải tiến đáng kể nhờ công cụ quản lý hiệu suất tổng thể TPM

Thời gian vừa qua Chương trình quốc gia về “Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” đã dành được nhiều thành công nhất định. Có ngày càng nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công phương pháp TPM vào hệ thống quản lý và có những cải tiến đáng kể.


Xem thêm: Sự khác nhau giữa ISO 9001 và TQM

Nhờ sự chủ động từ phía doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Chương trình Quốc gia Nâng cao Năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến 2020. Thời gian qua nhiều Doanh Nghiệp đã tập trung nghiên cứu và xây dựng triển khai nhiều hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng đồng thời đóng góp phần hợp lý hóa và giảm lãng phí nâng cao nang suất lao động.

Doanh nghiệp áp dụng hiệu quả công cụ TPM mang lại lợi ích không nhỏ.

Điển hình là Công ty TNHH Dệt Phú Thọ (Dệt Phú Thọ) có tham gia Chương trình hỗ trợ triển khai TPM của Bộ Công Thương. Là doanh nghiệp trong ngành dệt may với nhiều máy móc. Mong muốn nâng cao hiệu suất sản xuất và chất lượng sản phẩm nên đã chọn lựa áp dụng phương pháp TPM.

Vấn đề của Dệt Phú Thọ là hệ thống máy móc được bảo hành định kì tuy nhiên các sự cố như kẹt vòng da tại máy con – vấn đề xảy ra tại điểm nút thắt cổ chai của dây chuyền sản xuất sợi. Sau khi áp dụng phương pháp TPM cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn, những sự cố của máy móc đã giúp giải quyết được dứt điểm, tình trạng hỏng hóc và giảm thiểu rõ rệt, thời gian bảo dưỡng , bảo trì rút ngắn và tăng thời gian máy chạy nhanh hơn, sản phẩm ra đạt chất lượng đến 95% – 98% loại A.

Theo chuyên gia, muốn phương pháp TPM hiệu quả cần có sự hợp lực và tương tác của tất cả các thành viên trong dây chuyền sản xuất, để nâng cao hiệu suất hoạt động của thiết bị.

ÁP DỤNG HỆ THỐNG TPM

Doanh nghiệp áp dụng hiệu quả công cụ TPM mang lại lợi ích không nhỏ.

Tại Công ty Dệt Phú Thọ, công việc bảo dưỡng là rất quan trọng, việc dừng thiết bị để bảo trì có kế hoạch như một mắt xích trong quy trình sản xuất, nhưng cần phải giảm thiểu, thậm chí không được dừng thiết bị khẩn cấp do sự cố, do tai nạn hay sai hỏng. Để đạt được điều này, cách đơn giản nhất là những công nhân điều khiển thiết bị cùng tham gia vào nhiệm vụ bảo trì thường xuyên mà không phụ thuộc nhiều vào cơ khí hoặc kỹ sư. 

Toàn bộ cán bộ, nhân viên được đào tạo và thực hành các phương pháp phân tích, cải tiến nhằm giúp nâng cao hiệu suất của các thiết bị tổng thể của cả dây chuyền. Qua đó giúp nâng cao tính chủ động và tinh thần làm việc của nhóm và sự hợp tác công việc giữa các bộ phận.

Với Công ty Cổ phần CNCPS làm trong lĩnh vực sản xuất gia công nhựa cũng đã áp dụng thành công hệ thống 5S cùng với công cụ quản lý hiệu suất tổng thể TPM để giúp tiết kiệm thời giant hay đổi mã hàng và thời gian di chuyển của công nhân tới 30 phút, tạo môi trường làm việc an toàn, ngăn nắp.

Nhờ đó, sau hơn 4 tháng triển khai, OEE (chỉ số hiệu suất thiết bị tổng thể) của CNCPS đã tăng từ 51% lên 78%, thời gian dừng máy do sự cố giảm từ 5.400 phút xuống còn 1.296 phút, sự cố dừng máy trong tháng giảm từ 27 lần xuống còn 18 lần, thời gian thay khuôn giảm từ 75 phút xuống còn 45 phút và tỷ lệ hàng đạt chất lượng tăng từ 90% lên 97%, chi phí bảo trì máy giảm được 3 triệu đồng/máy/năm.

Kết quả triển khai hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng các công cụ cải tiến trong những năm qua đã mang lại những hiệu quả đáng kể, công cụ này là một trong những giải pháp quan trọng bên cạnh giải pháp về đầu tư đổi mới khoa học kỹ thuật giúp doanh nghiệp ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng cao năng suất, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh.

Nguồn: VietQ.vn

Chia sẻ

Tin liên quan