CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

TẠI SAO CÁC DOANH NGHIỆP MAY CẦN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN HÓA

Theo đánh giá của Bộ Công nghiệp, hệ thống tiêu chuẩn, quy định kĩ thuật ứng dụng trong ngành dệt may hiện nay còn quá mỏng, nhiều tiêu chuẩn được ban hành từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước đã lỗi thời mà vẫn chưa được rà soát để loại bỏ.


Có một số tiêu chuẩn được xây dựng từ năm 2000 đến nay đã đáp ứng được phần nào, song thực thi lại chưa triệt để và đồng bộ. Bộ Công nghiệp cho rằng, ngành dệt may thời gian qua có những bước tiến mạnh, đầu tư tăng cao, kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng do thiếu hệ thống tiêu chuẩn nên rất có thể sự tăng trưởng của ngành sẽ khó bền vững.

TẠI SAO CÁC DOANH NGHIỆP MAY CẦN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN HÓA

Không ít doanh nghiệp trong ngành đã ý thức được việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm là hoạt động tạo giá trị gia tăng cho doanh nghiệp chính vì vậy có rất nhiều hình thức được áp dụng.

Hoạt động áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực; xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn ngành

Thời gian qua, hệ thống tiêu chuẩn áp dụng tại các đơn vị trong ngành Dệt May ngày càng được hoàn thiện và ở hai dạng chính: một là hệ thống các tiêu chuẩn quản lý; hai là các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn về phương pháp thử. 

Với những hệ thống về các tiêu chuẩn quản lý mà các doanh nghiệp dệt may đang thực hiện áp dụng cụ thể là: Hệ thống quản lý chất lượng theo chuẩn ISO như ISO 9001, ISO 14001, , hệ thống trách nhiệm xã hội SA8000, hệ thống quản lý phòng thí nghiệm ISO/IEC 17025...

Nhiều doanh nghiệp trong Tập đoàn còn thành công trong việc áp dụng tích hợp cả 3 hệ thống: ISO 9001-2000, ISO 14000, SA 8000 như: Công ty May Đức Giang, May Hưng Yên, Dệt may Thắng Lợi, Dệt Việt Thắng,... 

Việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn trên đã giúp cho công tác quản lý chất lượng tại các đơn vị góp phần không nhỏ vào cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm.

Đối với việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn ngành (TCN), tiêu chuẩn cơ sở, hiện tại Việt Nam chưa có quy chuẩn cho các sản phẩm dệt may. Đại đa số các tiêu chuẩn phương pháp thử đều được xây dựng trên cơ sở chuyển dịch từ tiêu chuẩn quốc tế, chủ yếu là các tiêu chuẩn của ISO, IEC, JIS... có xem xét đến điều kiện thực tế của Việt Nam, do đó phần lớn đảm bảo được tính hài hoà với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

Hoạt động áp dụng LEAN (sản xuất tinh gọn)

Một số đơn vị trong Tập đoàn đã áp dụng LEAN thành công và mang lại hiệu quả cao, điển hình như Tổng Công ty May Việt Tiến.

Trên thực tế, Việt Tiến là đơn vị áp dụng LEAN từ năm 2007 và thất bại, không dừng lại, sang năm 2008 Việt Tiến lại tiến hành áp dụng LEAN lần 2 và bắt đầu thành công. Kết quả do áp dụng LEAN mang lại rất khả quan cho đơn vị: tiền lương công nhân tăng, giảm hàng lỗi, tiết kiệm mặt bằng để đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới mà không phải xây dựng nhà xưởng…

Ngoài Việt Tiến còn nhiều đơn vị khác áp dụng LEAN cũng mang lại những thành công nhất định như: May 10, May Nhà Bè, TCty Hòa Thọ…  


Các giải pháp cải tiến năng suất, chất lượng cho ngành dệt may

  • Chú trọng công tác đào tạo và nâng cao năng lực nguồn nhân lực
  • Tổ chức sản xuất hợp lý thông qua việc áp dụng phương pháp 5S, LEAN hiệu quả trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp
  • Tăng cường quản lý chất lượng, thử nghiệm, chứng nhận tiêu chuẩn quốc  tế và khu vực: Khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận thông tin yêu cầu của nhà mua hàng quốc tế đối với các tiêu chuẩn về sản phẩm và quy trình sản xuất đối tác quốc tế, như ISO 9000 và 14000, GOST, REACH và danh mục các chất hạn chế trên sản phẩm dệt may.

Các tiêu chuẩn chất lượng phải đi đôi với các chương trình quản lý và chứng nhận chất lượng, nhằm củng cố hình ảnh quốc tế và danh tiếng của các nhà sản xuất dệt may Việt Nam...

Ông Nguyễn Văn Thông - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Dệt may - cho biết, hầu hết các DN trong ngành đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000; hệ thống quản lý môi trường ISO 14000; hệ thống trách nhiệm xã hội SA8000, quản lý phòng thí nghiệm ISO/IEC 17025... Gần đây, nhiều DN thành công trong áp dụng tích hợp 3 hệ thống: ISO 9001-2000, ISO 14000, SA 8000, như: May Đức Giang,  Hưng Yên, Thắng Lợi... Việc áp dụng hệ thống quản lý đã giúp DN tiết kiệm chi phí hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Theo ông Nguyễn Văn Thông, DN dệt may cần chú trọng tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng mới, hiện đại. Khuyến khích DN tiếp cận các thông tin về các tiêu chuẩn sản phẩm và quy trình sản xuất mới theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, các tiêu chuẩn chất lượng phải đi đôi với các chương trình quản lý và chứng nhận chất lượng, nhằm củng cố hình ảnh quốc tế và danh tiếng của các nhà sản xuất dệt may Việt Nam. Đặc biệt, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các đơn vị trong việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng như: ISO 9002; ISO/IEC 17025; ISO 17020; Guide 65; ISO 14001, đồng thời nhanh chóng xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật trong ngành dệt may…

LỜI KẾT

Trong 5 năm trở lại đây, doanh nghiệp dệt may trong nước đã áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng; quy chuẩn, tiêu chuẩn trong sản xuất, đồng thời đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào máy móc, thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đã có những thành công vượt trội

Chia sẻ

Tin liên quan