Hướng dẫn kiểm soát nhiệt độ HACCP
Kiểm soát nhiệt độ trong quy trình HACCP đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Đây là yếu tố cần....
Trong quá trình xin cấp chứng nhận theo các bộ tiêu chuẩn, chắc hẳn doanh nghiệp đã từng nghe nói đến Đánh giá bên thứ nhất, Đánh giá bên thứ hai hoặc Đánh giá bên thứ ba. Vậy những thuật ngữ này là gì, hãy đọc bài viết dưới đây để trả lời cho câu hỏi đó.
Quy trình ISO là gì? 10 bước áp dụng ISO 9001 vào trong doanh nghiệp
Đánh giá trong hoạt động chứng nhận là hoạt động có hệ thống, được lưu giữ lại thành văn bản dựa trên các bằng chứng và các xem xét khách quan để xác định mức độ tuân thủ theo tiêu chuẩn áp dụng. Căn cứ vào quan hệ giữa bên được đánh giá và bên đánh giá mà chia thành 3 hình thức đánh giá khác nhau là: Đánh giá bên thứ nhất, Đánh giá bên thứ hai và Đánh giá bên thứ ba
Đánh giá bên thứ nhất còn có tên gọi khác là đánh giá nội bộ. Ngay từ tên gọi đã phần nào phản ánh bản chất của hình thức đánh giá này. Đánh giá bên thứ nhất do đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tự tiến hành đánh giá hệ thống của mình. Đánh giá viên trong Đánh giá bên thứ nhất có thể là thành viên của doanh nghiệp hoặc một chuyên gia tư vấn do tổ chức thuê về thay mặt cho tổ chức để đánh giá nội bộ chứ không phải là đánh giá để tư vấn hoặc chứng nhận.
Đánh giá nội bộ giúp kiểm tra hiệu quả toàn diện của hệ thống quản lý và xác định được các rủi ro cũng như cơ hội cải tiến của hệ thống. Ưu điểm của Đánh giá bên thứ nhất là tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp nhưng nhược điểm là vì tự thực hiện đánh giá nên kết quả có thể không khách quan. Doanh nghiệp phải thực hiện tự đánh giá nội bộ trước khi mời tổ chức đánh giá chứng nhận hệ thống.
Đánh giá bên thứ hai là hình thức đánh giá được tiến hành bởi những bên liên quan đến đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp như khách hàng và các đối tác kinh doanh. Mục đích sử dụng loại hình Đánh giá bên thứ hai là để xác minh xem đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có tuân thủ các yêu cầu đã ký kết trong hợp đồng hay không. Khách hàng có thể xem xét toàn bộ hoặc lựa chọn một phần nào đó trong hợp đồng để kiểm tra quy trình tại chỗ hoặc đánh giá tài liệu mà doanh nghiệp cung cấp. Các đánh giá này thường liên quan tới truy xuất nguồn gốc, kiểm soát thêm quy trình kỹ thuật theo yêu cầu riêng của khách hàng.
Trường hợp doanh nghiệp được tổ chức chứng nhận đánh giá và đã được cấp chứng chỉ thì việc Đánh giá bên thứ hai là không cần thiết.
Đánh giá bên thứ ba là hình thức đánh giá do tổ chức độc lập bên ngoài hay còn gọi là tổ chức chứng nhận thực hiện. Sau một thời gian triển khai thực hiện tiêu chuẩn, doanh nghiệp sẽ có nhu cầu xin cấp chứng chỉ.
Sau khi doanh nghiệp nộp đơn đăng ký chứng nhận cho tổ chức chứng nhận và hoàn tất tự đánh giá nội bộ thì tổ chức chứng nhận sẽ cử chuyên gia của mình xuống cơ sở để đánh giá thực tế hiện trường. Nếu kết quả đánh giá phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng thì doanh nghiệp sẽ được tổ chức cấp giấy chứng nhận. Trong thời gian giấy chứng nhận còn hiệu lực, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá định kỳ hàng năm hay còn gọi là đánh giá giám sát để đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn duy trì tuân thủ các tiêu chí trong suốt thời gian đạt chứng nhận.
Đánh giá bên thứ ba tuy tốn kém nhưng bù lại kết quả đánh giá lại phản ánh đúng thực tại khách quan đang diễn ra trong hệ thống, giúp doanh nghiệp có cơ sở khoa học để đề xuất các chiến lược và kế hoạch phát triển phù hợp.
Trên đây là những kiến thức mà KNA Cert chia sẻ cho bạn đọc hiểu về các bên đánh giá ISO. Mọi thắc mắc về việc đánh giá chứng nhận ISO xin liên hệ theo số Hotline: 093.2211.786 để được hỗ trợ tốt nhất !