CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Yêu cầu về tính khách quan trong ISO 17025

Nếu phòng thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn của bạn đang tìm cách đạt được chứng nhận ISO/IEC 17025:2017, thì bài viết này sẽ cung cấp thông tin cho bạn về yêu cầu tính khách quan trong ISO 17025.

Tính khách quan trong ISO 17025


TÍNH KHÁCH QUAN TRONG ISO 17025 LÀ GÌ?

Tính khách quan được định nghĩa đơn giản trong ISO/IEC 17025 là sự hiện diện của tính công bằng. Điều này có nghĩa là kết quả của một hoạt động không bị ảnh hưởng bởi một tình huống hoặc hành động của một đối tượng hay yếu tố nào đó.

TẦM QUAN TRỌNG TRONG VIỆC CÔNG NHẬN TÍNH KHÁCH QUAN CỦA PHÒNG THÍ NGHIỆM

Tính khách quan được xác định là một trong ba yếu tố mà cơ quan công nhận sẽ xác minh trong quá trình công nhận phòng thí nghiệm. Bắt buộc phải liên tục xác định và giải quyết các rủi ro đối với tính khách quan, như một phần của các yêu cầu chung trong việc thực hiện ISO 17025.

Mục đích khi đặt ra yêu cầu về tính khách quan là để:

  • Bảo vệ tính hợp lệ của kết quả thử nghiệm hoặc kết quả hiệu chuẩn
  • Tránh xung đột lợi ích trong quá trình hoạt động
  • Nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực và việc thực hiện các quá trình
  • Tránh các tình huống hoặc hành động gây tổn hại có thể xảy ra

NHỮNG TÌNH HUỐNG HOẶC HÀNH ĐỘNG CẦN TRÁNH ĐỂ ĐẢM BẢO TÍNH KHÁCH QUAN?

Tình huống thỏa hiệp là bất kỳ tình huống nào có thể dẫn đến xung đột lợi ích, thành kiến, thiên vị, phiến diện, ưu ái hoặc thiên vị và điều đó có thể dẫn đến việc phòng thí nghiệm không hoạt động một cách tối ưu. Hậu quả là các chính sách và mục tiêu trở nên dễ bị tổn thương, có thể làm tổn hại tới danh tiếng hoặc khả năng đáp ứng yêu cầu từ Khách Hàng của phòng thí nghiệm.

Các tình huống thỏa hiệp có thể nảy sinh từ các áp lực tài chính, thương mại hoặc các áp lực khác. Các mối đe dọa đối với tính công bằng có thể phát sinh do:

  • Cơ cấu quản trị hoặc sở hữu xét trong mối quan hệ với phòng thí nghiệm, hoặc mối quan hệ của nhân sự
  • Các mối quan hệ và hành động của nhân sự trong các hoạt động tài chính liên quan đến mua sắm hoặc đấu thầu và hợp đồng
  • Mối quan hệ và hành động của nhân sự trong hoạt động marketing
  • Chia sẻ hoặc phân bổ nguồn lực với các tổ chức khác, tổ chức của phòng thí nghiệm hoặc giữa các bộ phận của phòng thí nghiệm

QUY TRÌNH XÂY DỰNG TÍNH KHÁCH QUAN THEO ISO 17025

Bước 1: Lãnh đạo thể hiện cam kết

Lãnh đạo phòng thí nghiệm cam kết về tính công bằng trong hoạt động của phòng thí nghiệm. Cam kết này có thể được thể hiện trong Chính sách chất lượng hoặc một chính sách riêng về tính khách quan.

Ngoài việc thể hiện cam kết, lãnh đạo cũng cần phân bổ nguồn lực hợp lý trong các hoạt động tăng cường nhận thức, phổ biến thông tin về tính khách quan trong tổ chức

Bước 2: Nhân sự thể hiện cam kết

Nhân viên ký một cam kết tuân thủ chính sách về tính khách quan của phòng thí nghiệm

Bước 3: Xác định các rủi ro ảnh hưởng tới tính khách quan

Những rủi ro này có thể tới từ:

  • Các mối quan hệ cá nhân hiện tại
  • Các mối quan hệ trước đó
  • Lợi ích tài chính
  • Tất cả các tình huống khác có thể được coi là xung đột lợi ích

Các rủi ro đối với tính khách quan phải được xác định thường xuyên trong các hoạt động thường quy của phòng thí nghiệm.

Bước 4. Giải quyết các rủi ro

  • Đánh giá mức độ ưu tiền cần giải quyết của các rủi ro các xác định
  • Liệt kê những gì tổ chức có thể làm để bảo vệ tính khách quan trong quá trình hoạt động
  • Lựa chọn biện pháp tối ưu nhất để giải quyết rủi ro
  • Phân công trách nhiệm, quyền hạn cho nhân sự phù hợp để giải quyết rủi ro

Bước 4.  Duy trì tính khách quan

Bối cảnh và hiện thực luôn có sự thay đổi, bởi vậy việc duy trì tính khách quan trong hoạt động của phòng thử nghiệm một cách lâu dài là rất cần thiết. Cần có các biện pháp kiểm soát và cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như hiệu quả hoạt động của tổ chức.

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Để tìm hiểu thêm về Tính khách quan trong ISO 17025 và các các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận ISO 17025:2017, Quý Tổ chức / Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với KNA Cert theo số Hotline: 093.2211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com

Chia sẻ

Tin liên quan