CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Chứng nhận GS Mark – Công nhận quốc tế

Chứng nhận GS Mark – Công nhận quốc tế – KNA CERT

Thủ tục đơn giản - Chi phí hợp lý - Tạo giá trị thương hiệu và lợi thế cạnh tranh cho Doanh Nghiệp.


GS LÀ GÌ?

GS là viết tắt của cụm từ tiếng Đức “Geprüfte Sicherheit” có nghĩa là “Đã được kiểm tra an toàn”. Đây là tiêu chuẩn chứng nhận ra mắt vào năm 1977. Tiêu chuẩn GS được tạo ra để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức lao động, công ty bảo hiểm và tổ chức bảo vệ người tiêu dùng tại Đức. Mặc dù tiêu chuẩn GS có nguồn gốc từ Đức nhưng chứng nhận này được công nhận tại nhiều quốc gia Tây Âu. Trong thập kỷ vừa qua đã có một số lượng lớn các sản phẩm điện tử và máy móc bán ra trên toàn thế giới được cấp dấu GS (GS Mark).

chứng nhận GS MARK


CHỨNG NHẬN GS LÀ GÌ?

Chứng nhận GS (GS certification) là hoạt động đánh giá chứng nhận do tổ chức chứng nhận GS có thẩm quyền thực hiện. Chứng nhận GS nhằm xác thực rằng sản phẩm tiêu dùng (bao gồm thiết bị làm việc chuyên môn) tuân thủ tất cả các yêu cầu về an toàn và sức khỏe theo luật định của Đạo luật an toàn sản phẩm của Đức (Produktsicherheitsgesetz - ProdSG).

CHỨNG CHỈ GS LÀ GÌ?

Chứng chỉ GS được cấp bởi tổ chức chứng nhận có thẩm quyền sau khi doanh nghiệp hoàn thành đánh giá chứng nhận và khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có). Giấy chứng nhận GS hợp lệ được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu.

GS MARK LÀ GÌ?

GS Mark là dấu GS. Sau khi được cấp chứng nhận GS, doanh nghiệp sẽ được phép sử dụng dấu GS trên các sản phẩm đã được chứng nhận.

ĐỐI TƯỢNG CHỨNG NHẬN GS MARK

Tất cả các sản phẩm nằm trong phạm vi của Đạo luật An toàn Sản phẩm của Đức đều có thể được gắn nhãn GS. Cụ thể:

  • Thiết bị điện gia dụng
  • Thiết bị hiếu sáng
  • Thiết bị bảo hộ cá nhân (Loại I và Loại II)
  • Sản phẩm dành cho trẻ em
  • Đồ chơi
  • Thiết bị thể thao và giải trí
  • Hàng điện tử gia dụng
  • Công cụ lao động
  • Phụ kiện xe hơi
  • Sản phẩm nội/ngoại thất
  • Thiết bị văn phòng
  • Dụng cụ và thiết bị làm vườn

Lưu ý: Những sản phẩm sau không được cấp chứng nhận GS:

  • Đồ cổ
  • Sản phẩm đã qua sử dụng cần sửa chữa hoặc tân trang trước khi sử dụng
  • Sản phẩm theo thiết kế và/hoặc loại cấu trúc dành riêng cho mục đích quân sự
  • Thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, động vật và thực vật sống, sản phẩm có nguồn gốc từ người và các sản phẩm động thực vật liên quan trực tiếp đến quá trình sinh sản
  • Thiết bị y tế được quy định trong § 3 Luật thiết bị y tế trừ khi có quy định khác trong cùng bộ luật
  • Hộp chứa (như thiết bị áp suất cầm tay, bao bì và thùng) để vận chuyển vật liệu nguy hiểm vì phải đảm bảo tuân thủ quy định vận chuyển
  • Thuốc trừ sâu như quy định trong § 2 mục số 9 Đạo luật bảo vệ thực vật của Đức

CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CHỨNG NHẬN GS

Để được cấp chứng nhận GS thì sản phẩm phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Thuộc danh mục sản phẩm của Đạo luật An toàn Sản phẩm của Đức
  • Đáp ứng yêu cầu về an toàn theo các chỉ thị và tiêu chuẩn của Châu Âu (sự phù hợp của CE)
  • Đáp ứng các thông số kỹ thuật theo yêu cầu của Mục 21 của Đạo luật An toàn Sản phẩm Đức (ProdSG)
  • Đảm bảo an toàn và sức khỏe của người sử dụng

LỢI ÍCH CỦA GS MARK

Doanh nghiệp không bắt buộc phải chứng nhận GS cho sản phẩm nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp tự nguyện đăng ký chứng nhận GS Mark nhờ những lợi ích mà con dấu quốc tế này mang lại như sau:

  • Dấu GS đảm bảo sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và độ an toàn được quy định trong Đạo luật an toàn sản phẩm của Đức (viết tắt là ProdSG)
  • Dấu GS là yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng
  • Chứng nhận GS Mark giúp gia tăng niềm tin cũng như sự an tâm của khách hàng, khách hàng có thể tin tưởng vào chất lượng và độ an toàn của sản phẩm có dấu GS
  • Chứng nhận GS có giá trị công nhận cao với khách hàng tại các thị trường Đức nói riêng và quốc tế nói chung
  • Với chứng nhận GS, doanh nghiệp hạn chế tối đa xác suất gặp rủi ro trách nhiệm
  • Những doanh nghiệp được cấp chứng nhận GS Mark có lợi thế cạnh tranh lớn hơn
  • Việc gắn dấu GS tạo thêm cơ hội quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN GS CHO SẢN PHẨM

Bước 1: Đăng ký chứng nhận GS Mark

Để được phép sử dụng dấu GS hợp lệ, doanh nghiệp cần đăng ký chứng nhận với tổ chức chứng nhận GS Mark. Ở bước đầu tiên này, doanh nghiệp phải khai báo những thông tin cần thiết theo yêu cầu và biểu mẫu mà tổ chức chứng nhận cung cấp để hoàn thiện hồ sơ đăng ký chứng nhận GS Mark.

Bước 2: Xem xét hợp đồng và gửi mẫu thử nghiệm

Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký chứng nhận GS của doanh nghiệp, tổ chức chứng nhận sẽ gửi hợp đồng đánh giá chứng nhận bao gồm kế hoạch và chi phí chứng nhận cho doanh nghiệp. Ở bước này doanh nghiệp cần xem xét, ký hợp đồng nếu không có vấn đề gì thắc mắc và gửi mẫu sản phẩm cùng các tài liệu liên quan cho tổ chức chứng nhận GS.

Bước 3: Xác nhận mẫu và yêu cầu thử nghiệm

Tổ chức chứng nhận GS Mark tiếp nhận sản phẩm mẫu và các tài liệu liên quan do doanh nghiệp gửi tới, kiểm tra theo danh mục sản phẩm và chuẩn bị tiến hành thử nghiệm mẫu

Bước 4: Tiến hành thử nghiệm

Tổ chức chứng nhận GS Mark sẽ thử nghiệm ảnh hưởng của sản phẩm đối với sự an toàn và sức khỏe của con người. Ngoài ra, thử nghiệm GS còn đánh giá mức độ phù hợp của sản phẩm với một số chỉ thị và tiêu chuẩn của Đức và châu Âu. Ví dụ sản phẩm thuộc danh mục được quy định trong các chỉ thị châu Âu như Chỉ thị điện áp thấp, Chỉ thị máy móc hoặc Chỉ thị EMC (tương thích điện từ) thì Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành thử nghiệm tương ứng để đảm bảo tuân thủ những yêu cầu nêu trong chỉ thị. Các chuyên gia sẽ thử nghiệm nhiều thuộc tính sản phẩm (an toàn điện, an toàn cơ học, phân tích hóa học vật liệu polyme, tương thích điện từ, phát tiếng ồn, …).

Doanh nghiệp sẽ nhận được báo cáo thử nghiệm. Với những sản phẩm chưa đạt yêu cầu, nhà sản xuất phải cải tiến sản phẩm về tính an toàn trước khi được cấp chứng nhận.

Bước 5: Giám sát sản xuất

Ngoài việc thử nghiệm mẫu sản phẩm, doanh nghiệp còn phải trải qua quá trình giám sát sản xuất. Trong giai đoạn đánh giá ban đầu, đánh giá viên sẽ xem xét tài liệu liên quan tới quy trình sản xuất, thông tin sản phẩm của doanh nghiệp để xác định xem hướng dẫn sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp đã chính xác và đầy đủ chưa, đã đảm bảo đáp ứng tất cả yêu cầu về dấu GS chưa. Doanh nghiệp sẽ phải trình bày bằng chứng về tất cả các khía cạnh quan trọng để chứng minh sự tuân thủ của mình.

Đánh giá giai đoạn 2 được tiến hành một cách kỹ lưỡng hơn. Tổ chức chứng nhận sẽ cử chuyên gia xuống trực tiếp cơ sở để đánh giá thực trạng tuân thủ tiêu chuẩn GS Mark của doanh nghiệp. Kết thúc quá trình đánh giá, một báo cáo đánh giá sẽ được gửi tới doanh nghiệp, trong đó ghi chép lại những điểm chưa tuân thủ tiêu chuẩn để doanh nghiệp khắc phục trong thời gian quy định.

Bước 6: Cấp chứng nhận GS Mark có hiệu lực trong vòng 5 năm

Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận GS có hiệu lực trong vòng 05 năm cho doanh nghiệp sau khi xác minh doanh nghiệp đã hoàn thiện hành động khắc phục (nếu có). Tính từ thời điểm này, doanh nghiệp chính thức được phép sử dụng dấu GS trên sản phẩm đã được chứng nhận.

Bước 7: Đánh giá giám sát định kỳ 4 lần trong 5 năm và tái chứng nhận

Theo quy định thì chứng nhận GS Mark sẽ có hiệu lực trong 5 năm. Trong suốt thời gian có hiệu lực của chứng chỉ thì tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo đảm bảo kiểm soát quá trình sản xuất một cách liên tục. Về chu kỳ giám sát hàng năm thường là 6 tháng, 9 tháng hoặc tối đa là 12 tháng tùy theo quy định của tổ chức chứng nhận và/hoặc thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức chứng nhận. Lưu ý: Trong trường hợp có thay đổi về sản phẩm, doanh nghiệp phải thông báo trước cho tổ chức chứng nhận

Sau 5 năm hết hiệu lực nếu Doanh Nghiệp của bạn vẫn muốn duy trì chứng nhận thì tổ chức/doanh nghiệp sẽ phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ cấp lại có hiệu lực trong 5 năm.


DOANH NGHIỆP CẦN CHUẨN BỊ GÌ TRONG NGÀY ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN GS MARK?

  1. Chuẩn bị về thời gian

Tổ chức chứng nhận sẽ gửi thông báo về lịch đánh giá chứng nhận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm sắp xếp công việc cho phù hợp để đảm bảo tiến trình chứng nhận diễn ra theo đúng kế hoạch.

  1. Chuẩn bị về nhân sự

Cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp là đối tượng tham gia vào quá trình đánh giá chứng nhận GS Mark. Câu trả lời của họ sẽ góp phần vào việc quyết định xem doanh nghiệp có tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn GS hay không. Do đó, doanh nghiệp cần đảm bảo tất cả nhân viên đều biết cuộc đánh giá diễn ra khi nào để có mặt đầy đủ, phạm vi đánh giá là gì, họ giữ vai trò như thế nào trong cuộc đánh giá và cần làm những gì.

  1. Chuẩn bị thông tin dạng văn bản

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu, quy trình để chứng minh sự tuân thủ trong quá trình sản xuất – kinh doanh sản phẩm.

  1. Chuẩn bị cơ sở vật chất

Ngoài việc thẩm duyệt hệ thống tài liệu liên quan tới sản phẩm, đánh giá viên của Tổ chức chứng nhận còn thực hiện kiểm tra hiện trường cơ sở, nhà xưởng để đảm bảo sự tuân thủ không chỉ nằm trên giấy tờ, lý thuyết mà còn được áp dụng cả trong thực tế. Vì vậy, doanh nghiệp cần rà soát lại tất cả trang thiết bị máy móc, các khu vực vận hành sản xuất, khắc phục hết những điểm thiếu sót để sẵn sàng cho ngày đánh giá chứng nhận.


CHI PHÍ CẤP CHỨNG NHẬN GS MARK

Để hoàn thành chứng nhận GS Mark, doanh nghiệp cần bỏ ra chi phí bao nhiêu? Thực tế, rất khó để có thể trả lời câu hỏi này một cách cụ thể bởi chi phí đánh giá GS phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Về cơ bản, chi phí chứng nhận GS Mark trong vòng 5 năm thường bao gồm:

  • Chi phí thử nghiệm sản phẩm
  • Chi phí đánh giá hiện trường
  • Chi phí giám sát năm thứ nhất
  • Chi phí giám sát thứ hai
  • Chi phí giám sát thứ ba
  • Chi phí giám sát thứ tư

Lưu ý: Các chi phí trên sẽ phụ thuộc tùy từng quy mô, phạm vi, địa điểm, yêu cầu của mỗi doanh nghiệp:

  • Quy mô: Tổng số nhân sự bao gồm nhân sự văn phòng, công nhân nhà máy, nhân sự tại tất cả cá địa điểm khách hàng muốn đánh giá
  • Phạm vi: Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp muốn được đánh giá và ghi vào chứng chỉ
  • Địa điểm: Tổng số địa điểm khách hàng đăng ký đánh giá chứng nhận
  • Yêu cầu riêng đối với mỗi doanh nghiệp

Như vậy, mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có chi phí chứng nhận GS Mark khác nhau.


TẠI SAO NÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHỨNG NHẬN GS MARK CỦA KNA CERT

  • Năng lực tổ chức: Các chuyên gia của KNA CERT có hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực công nghiệp,thị trường, ngôn ngữ, bên cạnh những kinh nghiệm có được trong việc hoạt động đánh giá chất lượng tại các đơn vị trong và ngoài nước, từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp cho với nhu cầu của doanh nghiệp.
  • Mạng lưới đánh giá rộng lớn: KNA Cert với 2 văn phòng chính tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Đội ngũ chuyên gia của KNA Cert có mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước.
  • Dịch vụ Chứng Nhận hàng đầu: Chi phí hợp lý kết hợp với việc các khiếu nại của khách hàng luôn được lắng nghe với cam kết hỗ trợ cao nhất trong nỗ lực hoàn thiện chất lượng dịch vụ của KNA Cert.
  • Được thừa nhận & công nhận quốc tế

Miễn phí một số dịch vụ đi kèm:

  • Đào tạo ATLĐ các nhóm
  • 01 khóa học Public về ISO 9001, ISO 14001…trong Danh sách khóa hoc Public tại KNA
  • 01 buổi đánh giá thử năm thứ 1 trước khi đánh giá chính thứ
  • Chứng chỉ được công nhận toàn cầu, đáp ứng nhu cầu trong nước & xuất khẩu tại thị trường quốc tế
  • Được quảng bá thương hiệu tại các trang truyền thông của KNA

Để tìm hiểu thêm về Chứng nhận GS Mark, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với KNA Cert theo số hotline: 093.2211.786

 
✅⭐ Dịch vụ trọn gói 🔴 KNA CERT Cung cấp nhiều Dịch vụ trọn gói cho quý khách hàng !
✅⭐ Dịch vụ chuyên nghiệp 🔴 Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, KNA Cert cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng
✅⭐ Nhận chứng chỉ hợp lệ 🔴 salesmanager@knacert.com 
✅⭐ Chi phí tốt ☎️ 093.2211.786

Chia sẻ

Dịch vụ liên quan