CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Bảy công cụ Quản lý và Cải tiến Chất lượng mới (7 new Tools)

Chất lượng từng được xem là lĩnh vực riêng của bộ phận kiểm tra chất lượng (KCS) và bộ phận sản xuất, nhưng ngày nay nó đã trở thành công việc của tất cả mọi người, từ khâu lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng sản phẩm mới đến khâu bán hàng và dịch vụ sau khi bán. Việc áp dụng quản lý chất lượng vào quá trình nghiên cứu được xem là xu hướng mới. Bảy công cụ mới khác với bảy công cụ truyền thống ở chỗ chúng chủ yếu áp dụng cho giai đoạn thiết kế. Bảy công cụ mới bao gồm:

  • Biểu đồ cây (Tree Diagram)
  • Biểu đồ ma trận (Matrix Diagram)
  • Biểu đồ mũi tên (Arrow Diagram)
  • Biểu đồ phân tích dữ liệu ma trận (Matrix Data Analysis Chart)
  • Biểu đồ quá trình ra quyết định (PDPC Chart)
  • Biểu đồ quan hệ (Relation Diagram)
  • Biểu đồ tương đồng (Affinity Diagram)

Một trong những nguyên lí cơ bản trong quản lý chất lượng là kiểm soát quá trình thông qua dữ liệu bằng số. Tuy nhiên, các sự kiện thực tế không thể trình bày đầy đủ, chi tiết với các dữ liệu bằng số. Bảy công cụ mới được xây dựng với mục đích sắp xếp các dữ liệu được diễn đạt bằng lời theo dạng biểu đồ.

Lợi ích

  • Bảy công cụ mới rất hữu ích trong việc tạo ra một nền văn hóa sáng tạo trong tổ chức/doanh nghiệp, lôi kéo mọi người tham gia, khuyến khích họ cùng suy nghĩ, tìm tòi cách giải quyết vấn đề.
  • Bảy công cụ mới giúp trình bày các dữ liệu bằng lời dưới dạng biểu đồ, tạo thông tin trực quan, dễ hiểu, có tính tổng thể.

Áp dụng

  • Xác định chính xác vấn đề cần giải quyết
  • Lựa chọn đúng công cụ thích hợp và khả thi
  • Thực hiện thu nhập dữ liệu bằng lời một cách chính xác, phù hợp
  • Phân tích và giải thích kết quả phân tích

Bảy công cụ mới cho quản lý và cải tiến chất lượng đã được thực hành khá phổ biến trong các cuộc tổ chức/doanh nghiệp. Sử dụng các công cụ này giúp họ đạt được mục tiêu và tạo ra một nguồn động lực lớn cho các nhóm chất lượng. Nội dung, cách lập và áp dụng cụ thể được trình bày chi tiết trong nội dung từng công cụ.


BIỂU ĐỒ CÂY (1) (Tree Diagram)

Giới thiệu

Biểu đồ cây là một đồ thị trình bày các công cụ cần thiết phải hoàn thành nhằm đạt được một mục tiêu. Đặc biệt, biểu đồ tập trung vào một mục tiêu được xác định trên cơ sở các mục tiêu nhỏ và các hành động phù hợp để đạt được mục tiêu đó.

7 CÔNG CỤ QC MỚI

Biểu đồ cây hay còn gọi là biểu đồ hệ thống là một ứng dụng của phương pháp có nguồn gốc từ phương pháp phân tích chức năng trong kỹ thuật giá trị (Value Engineering). Phương pháp được bắt đầu từ việc đặt mục tiêu sau đó xây dựng chiến lược để đạt mục tiêu đó.

Biểu đồ cây được phân ra thành hai loại: xây dựng chiến lược hoặc xây dựng các yếu tố theo mục đích sử dụng.

Lợi ích

1, tạo một hệ thống chiến lược để giải quyết vấn đề hoặc các biện pháp để đạt mục tiêu một cách có hệ thống và logic, do vậy không bỏ sót các vấn đề thiết yếu

2, Tạo ra sự nhất trí giữa các thành viên trong nhóm.


BIỂU ĐỒ MA TRẬN (2) (Matrix Diagram)

Giới thiệu

Biểu đồ ma trận bao gồm một ma trận hai chiều hàng và cột mà thông qua việc xem xét sự giao nhau đó để giải quyết. Khám phá ra các ý kiến quan trọng bằng cách kiểm tra mối quan hệ thể hiện trên các ô của ma trận là một phưng pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề trong quá trình.

Có năm loại biểu đồ ma trận chính gọi tên theo hình dạng của chúng: dạng L, dạng T, dạng Y, dạng X và dạng C

Biểu đồ ma trận (Matrix Diagram)

Lợi ích

  • Cho phép các dữ liệu ở dạng ý kiến dựa trên kinh nghiệm thực tế được đưa ra hết sức nhanh chóng. Đôi lúc các dữ liệu này được ứng dụng hiệu quả hơn các dữ liệu bằng số.
  • Chỉ rõ mối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau của trạng thái và xây dựng cấu trúc chung của vấn đề rất rõ ràng.
  • Thông qua việc phối hợp hai hay nhiều loại của biểu đồ, chúng có thể xác định vị trí của vấn đề rõ ràng hơn.

BIỂU ĐỒ MŨI TÊN (3) (Arrow Diagram)

Giới thiệu

Biểu đồ mũi tên là một loại biểu đồ vạch thời gian biểu được sử dụng trong “kỹ thuật xem xét và đánh giá” (PERT). PERT là một kỹ thuật lập kế hoạch và thời gian ở Mỹ vào năm 1957.

Nó bao gồm một mạng mũi tên và các nút chỉ ra mối quan hệ giữa các nhiệm vụ cần thiết để thực hiện kế hoạch. Các nhóm dự án và các nhóm chất lượng thường sử dụng để vẽ và kiểm tra thời gian biểu giải quyết vấn đề. Khi tất cả các thành viên của nhóm cùng xây dựng biểu đồ mũi tên qua việc sử dụng các thẻ, việc kiểm soát tiến độ trở lên hiệu quả hơn nhiều.

Biểu đồ hình mũi tên cung cấp cho chúng ta một bức tranh trực quan về các hoạt động được triển khai để hỗ trợ cho công tác hoạch định và trao đổi thông tin về dự án.

BIỂU ĐỒ MŨI TÊN (3) (Arrow Diagram)

Lợi ích

  • Hiểu và quản lí dự án hay nhiệm vụ một cách toàn diện thông qua việc phân chia dự án thành các hoạt động và sắp xếp chúng theo thứ tự hợp lí.
  • Xem xét toàn bộ nhiệm vụ và xác định được các khó khăn tiềm tàng trước khi bắt đầu công việc
  • Việc vẽ hệ thống mạng dẫn đến sự phát hiện ra những điểm có thể cải tiến mà có thể trước đó chưa được chú trọng.
  • Cải tiến việc trao đổi thông tin giữa các thành viên trong nhóm, thúc đẩy sự hiểu biết và tạo điều kiện để thỏa thuận trở lên dễ dàng.

Biểu đồ hình mũi tên có thể được áp dụng trong giai đoạn đầu của các dự án để xác định thời gian và qản lý kế hoạch.


BIỂU ĐỒ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU MA TRẬN (4) (Matrix Data Analysis Chart)

Giới thiệu

Phân tích dữ liệu ma trận là kỹ thuật phân tích loại dư liệu đã sẵn sàng có bằng phương pháp ma trận. Trong bảy công cụ mới, sáu công cụ gồm biểu đồ tương đồng, biểu đồ quan hệ, biểu đồ cây, biểu đồ ma trận, biểu đồ mũi tên, biểu đồ PDCPC đều là những kỹ thuật tổ chức dữ liệu bằng lời. Phân tích dữ liệu ma trận là kỹ thuật duy nhất dựa trên số liệu.

BIỂU ĐỒ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU MA TRẬN (4) (Matrix Data Analysis Chart)

Lợi ích

Phân tích dữ liệu ma trận được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như khảo sát thị trường, lập kế hoạch phát triển sản phẩm mới, phân tích quá trình. Biểu đồ phân tích dữ liệu ma trận giúp tìm ra mức độ ưu tiên cho các giải pháp khi thực hiện mục tiêu cải tiến của tổ chức.


BIỂU ĐỒ QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH (5) (PDPC Diagram)

Giới thiệu

Quá trình hiếm khi diễn ra chính xác như kế hoạch ban đầu. Các vấn đề không dự doán trước rất hay xảy ra trong hệ thống phức tạp, đôi lúc dẫn đến hàng loạt các biến cố nghiêm trọng. Biểu đồ quá trình ra quyết định (biểu đồ PDPC) là một công cụ phòng ngừa những điều này giúp đạt được mục tiêu mong muốn. Nó sử dụng để lập kế hoạch dự tính các khả năng khác nhau có thể diễn ra. Ngoài ra nó còn được sử dụng để đưa ra các hoạt động trở lại quỹ đạo mong muốn một cách nhanh chóng trong trường hợp các hoạt động này do các nguyên nhân không dự kiến trước đã diễn ra không như kế hoạch.

BIỂU ĐỒ QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH (5) (PDPC Diagram)

Có hai loại biểu đồ PDPC với phương pháp xây dựng hoàn toàn ngược nhau: loại theo chiều thuận và loại theo chiều ngược.

Lợi ích

Phương pháp sử dụng biểu đồ PDPC hỗ trợ cho việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, dự báo được các vấn đề có khả năng xảy ra qua việc lập kế hoạch cho các vấn đề bất ngờ giúp chúng ta giải quyết các vấn đề này một cách chủ động.


BIỂU ĐỒ QUAN HỆ (6) (Relation Diagram)

Giới thiệu

Biểu đồ quan hệ còn gọi là đồ thị tương quan là một công cụ để giải quyết các vấn đề phức tạp bằng cách tháo gỡ mối liên kết logic giữa từng cặp nguyên nhân và kết quả (hoặc giữa mục tiêu và chiến lược). Khi áp dụng kĩ thuật này, một nhóm liên tục xây dựng và sửa đổi biểu đồ, từng bước hình thành thống nhất. Đây là một phương pháp hữu ích để thay đổi suy nghĩ của con người, chỉ ra mấu chốt của vấn đề và mở ra hướng giải quyết.

Lợi ích

  • Biểu đồ quan hệ cho phép sắp xếp một cách logic vấn đề có mối quan hệ nhân quả phức tap nên chung rất hữu ích trong giai đoạn lập kế hoạch để đạt được tầm nhìn rộng trong tình trạng chung.
  • Giúp cho việc xác định sự ưu tiên một cách chính xác và có thể nhận rõ vấn đề bằng cách chỉ ra mối quan hệ giữa các nguyên nhân.

BIỂU ĐỒ TƯƠNG ĐỒNG (7) (Affinity Diagram)

Giới thiệu

Biểu đồ tương đồng được sử dụng để giải quyết các vấn đề chính yếu. Đây là một công cụ rất có hiệu quả để phân tích tìm ra vấn đề cần xem xét trong một tính huống hỗn độn. Đó là một phương pháp lựa chọn và sắp xếp vấn đề khi tình trạng còn đang rất mơ hồ, khó xác định (ví dụ như khi vấn đề có liên quan đến các sự kiện trong tương lai, các trường hợp không hiểu rõ hoặc các kinh nghiệm mới). Điều này được thực hiện bằng cách thu thập các dữ liệu, các ý kiến, các ý tưởng khác nhau ở dạng dữ liệu mô tả và tổng hợp vào một biểu đồ dựa trên đặc tính tương đồng.

Lợi ích

  • Phát hiện ra vấn đề bằng cách thu thập các dữ liệu bằng lời từ tình trạng hỗn độn và sắp xếp thành từng nhóm (tương đồng)
  • Cho phép chỉ rõ bản chất của vấn đề và đảm bảo rằng mọi người liên quan đều nhận rõ vấn đề đó.
  • Thông qua việc phối hợp ý kiến của mọi thành viên trong nhóm khuyến khích tinh thần đồng đội, tăng nhận thức của mọi người và kích thích nhóm hoạt động.

Chia sẻ

Tin liên quan