Khi thực hiện thẩm tra hệ thống HACCP, một trong những tài liệu quan trọng mà doanh nghiệp cần chuẩn bị đó chính là biên bản thẩm tra HACCP. Vậy biên bản thẩm tra HACCP là gì? Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Biên bản thẩm tra HACCP là gì?
Biên bản thẩm tra HACCP là tài liệu ghi nhận sự phù hợp của hệ thống phân tích mối nguy và điểm soát tới hạn (HACCP) và đánh giá mức độ tuân thủ của doanh nghiệp theo kế hoạch HACCP trong thực tế hoạt động kinh doanh sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp có thể phát hiện những mối nguy tiềm ẩn ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm để có những biện pháp khắc phục, cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống HACCP.
Những nội dung cần có trong biên bản thẩm tra HACCP
- Tên biên bản thẩm tra HACCP
- Mã số tài liệu
- Lần ban hành
- Ngày thẩm tra
- Tên kế hoạch HACCP
- Ký hiệu kế hoạch HACCP
- Chức vụ của các thành viên tham dự thẩm tra
- Lần thẩm tra thứ mấy
- Đầu mục công việc
- Công việc dự kiến theo kế hoạch HACCP
- Việc triển khai công việc thực tế
- Đánh giá ghi nhận kết quả thực tế so với kế hoạch dự kiến
- Họ tên và chữ ký xác nhận của từng người tham gia thẩm tra HACCP
- Họ tên và chữ ký xác của người lập biên bản thẩm tra HACCP
- Họ tên và chữ ký của người phê duyệt biên bản thẩm tra HACCP
Mục đích của biên bản thẩm tra HACCP
Đánh giá hiệu quả của hệ thống HACCP
- Xác định xem hệ thống HACCP của doanh nghiệp đã được triển khai và vận hành đúng theo kế hoạch HACCP đã đề ra hay chưa.
- Đánh giá mức độ tuân thủ các nguyên tắc và yêu cầu của hệ thống HACCP.
Phát hiện các rủi ro và mối nguy tiềm ẩn
- Biên bản thẩm tra giúp phát hiện các sai sót trong quá trình sản xuất có thể ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Đồng thời đánh giá hiệu quả của các biện pháp kiểm soát đã được thực hiện.
- Xác định các mối nguy tiềm ẩn có thể bị bỏ sót trong quá trình áp dụng hệ thống HACCP.
Đề xuất các biện pháp cải tiến
- Dựa trên kết quả thẩm tra, biên bản thẩm tra giúp doanh nghiệp đưa ra biện pháp khắc phục đối với những yếu kém còn tồn tại, từ đó nâng cao hiệu quả của hệ thống HACCP.
- Biên bản thẩm tra HACCP cung cấp thông tin đề doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh và cập nhật hệ thống HACCP, đảm bảo nó vẫn phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh.
Chứng minh sự tuân thủ
- Biên bản thẩm tra HACCP là bằng chứng cho thấy doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe của người tiêu dùng.
- Chứng minh sự tuân thủ của doanh nghiệp đối với các yêu cầu của tiêu chuẩn HACCP cũng như các quy định về an toàn thực phẩm liên quan khác.
Mẫu biên bản thẩm tra HACCP
(Tên cơ quan thẩm tra)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
|
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
BIÊN BẢN THẨM TRA
Thông tin chung
- Tên cơ sở:
- Địa chỉ:
- Giấy đăng ký kinh doanh số: ngày cấp nơi cấp
- Số điện thoại: Số Fax (nếu có)
- Mã số (nếu có):
- Mặt hàng sản xuất:
- Ngày thẩm tra:
- Hình thức thẩm tra:
- Thành phần Đoàn thẩm tra:
- Tên: Chức vụ:
|
- Tên: Chức vụ:
|
- Tên: Chức vụ:
|
Đại diện cơ sở:
Nhóm chỉ tiêu đánh giá
III. Nhóm chỉ tiêu không đánh giá và lý do
- Lấy mẫu (nếu có) và chỉ định chỉ tiêu phân tích (kèm theo Biên bản lấy mẫu)
- Ý kiến của đoàn thẩm tra
- Ý kiến của đại diện cơ sở
……….., ngày tháng năm
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC THẨM TRA
(Ký tên, đóng dấu)
|
……….., ngày tháng năm
TRƯỞNG ĐOÀN THẨM TRA
(Ký tên)
|
Yêu cầu đối với biên bản thẩm tra hệ thống HACCP
- Ngay sau khi hoàn tất quá trình thẩm tra, đoàn thẩm tra phải thực hiện việc lập biên bản chi tiết.
- Biên bản thẩm tra cần thể hiện rõ ràng, trung thực và khách quan kết quả thẩm tra. Đồng thời liệt kê chi tiết các mục chưa đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm và đưa ra thời hạn cụ thể để doanh nghiệp khắc phục.
- Biên bản cần đưa ra kết luận chung về mức độ tuân thủ kế hoạch HACCP của doanh nghiệp và dự kiến mức xếp loại.
- Người đại diện có thẩm quyền của cơ sở đưa ra ý kiến về kết quả thẩm tra và cam kết sẽ khắc phục những sai sót (nếu có).
- Biên bản thẩm tra phải có chữ ký xác nhận của trưởng đoàn thẩm tra và người đại diện có thẩm quyền của cơ sở. Ngoài ra, cơ sở cần đóng dấu giáp lai vào biên bản hoặc ký từng trang nếu không có dấu.
- Trong trường hợp đại diện cơ sở không đồng ý ký vào biên bản thẩm tra, đoàn thẩm tra phải ghi rõ lý do từ chối của đại diện cơ sở. Tuy nhiên, biên bản vẫn có giá trị pháp lý khi được tất cả các thành viên trong đoàn thẩm tra ký xác nhận.
- Biên bản thẩm tra HACCP sẽ được lưu thành 02 bản: 01 bản tại cơ quan thẩm tra, 01 bản tại doanh nghiệp.
- Biên bản thẩm tra cần cung cấp đầy đủ thông tin, bao gồm cả bằng chứng và tài liệu tham khảo, để làm cơ sở cho việc đưa ra kết luận.
Yêu cầu đối với trưởng đoàn, thành viên đoàn thẩm tra và người lấy mẫu
-
Yêu cầu đối với trưởng đoàn thẩm tra
- Có nghiệp vụ thanh tra cùng khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp thông tin.
- Nắm vững các nguyên tắc, quy trình và tiêu chuẩn của hệ thống HACCP. Hiểu rõ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Có kinh nghiệm thực tế trong việc xây dựng và vận hành hệ thống HACCP.
- Luôn đảm bảo tính khách quan, trung thực trong quá trình thẩm tra, không bị ảnh hưởng bởi bên thứ ba.
- Có khả năng lãnh đạo, quản lý đội ngũ thành viên của đoàn thẩm tra, phân công rõ ràng trách nhiệm cho từng người để hoàn thành quy trình thẩm tra thành công.
-
Yêu cầu đối với thành viên đoàn thẩm tra
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về HACCP, quy trình sản xuất của sản phẩm được thẩm tra.
- Đã tham gia các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thẩm tra. Am hiểu về quy trình thẩm tra HACCP, những gì cần phải thực hiện trước - trong - sau quá trình thẩm tra.
- Có khả năng quan sát kỹ lưỡng để nhận biết các điểm bất thường trong quá trình sản xuất và kỹ năng ghi chép cẩn thận để ghi lại các thông tin quan trọng một cách chi tiết, chính xác.
- Có kỹ năng làm việc nhóm để phối hợp tốt với các thành viên khác trong đoàn thẩm tra.
- Hỗ trợ trưởng đoàn trong quá trình thẩm tra, thu thập dữ liệu và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
-
Yêu cầu đối với người lấy mẫu
- Có chuyên môn phù hợp hoặc đã từng tham gia đào tạo hoặc tập huấn về việc lấy mẫu kiểm nghiệm.
- Có kinh nghiệm thực tế trong việc lấy mẫu tại các cơ sở sản xuất hoặc chế biến thực phẩm.
- Hiểu rõ các yêu cầu về mẫu kiểm nghiệm theo từng loại sản phẩm, bảo quản và vận chuyển mẫu.
- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh và các quy định khác của doanh nghiệp.
- Thái độ làm việc cẩn thận, tỉ mỉ để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu. Đồng thời có kỹ năng ghi chép và báo cáo chi tiết về quá trình lấy mẫu để phục vụ cho quá trình phân tích mẫu.
Bài viết trên đây của KNA CERT đã cung cấp thông tin chi tiết về biên bản thẩm tra HACCP. Hy vọng doanh nghiệp đã có thêm thông tin để xây dựng biên bản thẩm tra HACCP hiệu quả. Liên hệ ngay với KNA CERT để được hỗ trợ.
- Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Facebook: https://www.facebook.com/KNACertification
- Hotline: 0932.211.786
- Email: salesmanager@knacert.com