Hướng dẫn kiểm soát nhiệt độ HACCP
Kiểm soát nhiệt độ trong quy trình HACCP đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Đây là yếu tố cần....
Hợp chuẩn là gì ? Chứng nhận hợp chuẩn là gì ? Đây là những câu hỏi quan tâm của khá nhiều doanh nghiệp khi muốn chứng minh sản phẩm của mình sản xuất ra đáp ứng được với với tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng. Bài viết này KNA sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về chứng nhận hợp chuẩn mới nhất phù hợp với Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về Công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy trước khi lưu thông.
Chứng nhận hợp quy là một quy trình được thực hiện bởi một tổ chức độc lập, bên thứ ba, nhằm xác nhận rằng một hệ thống, quá trình hoặc sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn quy định. Chứng nhận hợp quy thường được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm công nghệ thông tin, quản lý chất lượng, môi trường, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, an ninh thông tin, và nhiều hơn nữa.
Quá trình chứng nhận hợp quy thường bao gồm một loạt các bước kiểm tra và xác minh để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn quy định được tuân thủ đúng cách. Các tiêu chuẩn này có thể do các tổ chức quốc tế, quốc gia hoặc ngành cụ thể thiết lập. Các tổ chức chứng nhận hợp quy thường có các quy trình tiêu chuẩn hóa và xác minh để đảm bảo tính công bằng và đáng tin cậy trong quá trình chứng nhận.
Khi một hệ thống, quá trình hoặc sản phẩm nhận được chứng nhận hợp quy, nó thường được gắn một dấu hiệu hoặc nhãn chứng nhận để chỉ ra rằng nó đã tuân thủ các tiêu chuẩn quy định. Chứng nhận hợp quy có thể mang lại nhiều lợi ích, bao gồm đảm bảo chất lượng, tăng cường niềm tin của khách hàng, cải thiện uy tín và cạnh tranh trên thị trường.
Giấy chứng nhận hợp chuẩn chính là kết quả của việc tổ chức chứng nhận đánh giá sự phù hợp và xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng cũng như tiến hành cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn.
Giấy chứng nhận Hợp chuẩn KNA cấp cho Công ty CP XD và TM DETECH Việt Nam
Việc cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn mang tính tự nguyện (trừ trường hợp một số sản phẩm, hàng hóa có quy định riêng) và theo yêu cầu của nhà sản xuất.
Tổ chức chứng nhận hợp chuẩn là đơn vị thực hiện hoạt động chứng nhận sự phù hợp các tiêu chuẩn và cũng là một tổ chức thực hiện hoạt động đăng kí chứng nhận theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp
Theo quy định thì việc chứng nhận hợp chuẩn chính là bao gồm tất cả các sản phẩm/ hàng hóa thuộc nhóm 1. Tức là những nhóm sản phẩm/ dịch vụ hàng hóa không có khả năng gây mất an toàn trong quá tình sản xuất, lưu trữ cũng như bảo quản và vận chuyển sử dụng.
Ngoài ra trong Nghị định cũng có quy định nếu tổ chức, doanh nghiệp đang sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thuộc nhóm 2: nhóm các sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn dù được sử dụng một cách hợp lý, đúng mục đích thì thay vì chứng nhận hợp chuẩn thì sẽ cần làm chứng nhận hợp quy để có thể lưu thông ra thị trường.
Việc tổ chức đạt được giấy chứng nhận hợp chuẩn chính là một hoạt động nhằm nâng cao đảm bảo chất lượng sản phẩm. Do hoạt động này là hoạt động mang tính chất tự nguyện và không bắt buộc. Tuy nhiên tổ chức, doanh nghiệp nên áp dụng hợp chuẩn cho sản phẩm của mình nhằm mang đến những lợi ích như sau:
Công ty/Doanh nghiệp có thể tận dụng chứng nhận hợp chuẩn để đạt được nhiều lợi ích quan trọng. Đầu tiên, việc kiểm soát chi phí sản xuất và kinh doanh sản phẩm trở nên hiệu quả hơn nhờ giảm thiểu chi phí xử lý hàng hỏng. Đánh giá thử nghiệm trong quá trình giao nhận và đấu thầu cũng giúp tăng cường khả năng cạnh tranh.
Chứng nhận hợp chuẩn cũng đảm bảo rằng sản phẩm luôn duy trì chất lượng ổn định và không ngừng cải tiến. Điều này giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm. Đồng thời, chứng nhận còn tạo niềm tin cho khách hàng, đảm bảo họ an tâm khi sử dụng sản phẩm do đã được chứng minh chất lượng.
Sự gia tăng sức tiêu thụ và tỉ lệ trúng thầu so với đối thủ cũng là một ưu điểm của chứng nhận hợp chuẩn. Bên cạnh đó, khi có giấy chứng nhận và dấu chất lượng Việt Nam, công ty/ doanh nghiệp có thể được miễn hoặc giảm quy trình kiểm tra.
Chứng nhận hợp chuẩn cung cấp cơ sở để công bố sản phẩm đạt chuẩn, giúp tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Điều này cũng là điều kiện để doanh nghiệp có cơ hội vượt qua rào cản kỹ thuật và mở rộng ra thị trường quốc tế, ký kết các thỏa thuận thừa nhận song phương và đa phương.
Tóm lại, chứng nhận hợp chuẩn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, từ việc tiết kiệm chi phí, đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng, tạo niềm tin cho khách hàng, đến tăng cường cạnh tranh trên thị trường và mở rộng ra thị trường quốc tế.
Thông thường thì hiệu lực của giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm sẽ là 3 năm kể từ ngày doanh nghiệp đó được cấp giấy chứng nhận. Trong khi đó chứng nhận hợp chuẩn thì các tổ chức, doanh nghiệp chứng nhận sự phù hợp (bên thứ 3) cần phải tiến hành đánh giá định kì hàng năm tối thiểu 1 lần.
Chứng nhận hợp chuẩn về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện, tuy nhiên trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc.
Điều 5 – Chương 1 của Thông tư quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật: Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về Các phương thức đánh giá sự phù hợp như sau:
Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
a) Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;
b) Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
c) Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
d) Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
đ) Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
e) Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
g) Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
h) Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
Trong đó phương thức 1,5 và 7 là 3 phương thức được sử dụng phổ biến nhất.
Bước 1: Tiếp nhận thông tin của Doanh Nghiệp / Tổ Chức
Doanh Nghiệp / Tổ Chức cung cấp tất cả các thông tin cần thiết theo yêu cầu của KNA để đăng ký chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm của mình
Bước 2: Ký kết hợp đồng chứng nhận hợp chuẩn
KNA căn cứ vào các thông tin mà Doanh Nghiệp / Tổ Chức cung cấp để soạn thảo hợp đồng và báo phí dịch vụ cho Doanh Nghiệp / Tổ Chức
Bước 3: Đánh giá quá trình sản xuất
Chuyên gia tiến hành đánh giá kỹ thuật, máy móc, con người,… tham gia vào quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm cần chứng nhận hợp chuẩn
Bước 4: Thử nghiệm mẫu điển hình
Đem mẫu sản phẩm của Doanh Nghiệp / Tổ Chức thử nghiệm tại Phòng VI- LAS được Công nhận. Mẫu thử và phương pháp thử tuân thủ quy định của tiêu chuẩn tương ứng
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn bê tông
Sau khi xác nhận sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn tương ứng, KNA cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn có hiệu lực 3 năm cho Doanh Nghiệp / Tổ Chức
Bước 6: Đánh giá duy trì chứng nhận
Doanh Nghiệp / Tổ Chức phải trả qua 2 cuộc đánh giá giám sát trong 3 năm để duy trì hiệu lực của chứng chỉ hợp chuẩn
Bước 7: Tái đánh giá chứng nhận
Sau khi chứng chỉ hợp chuẩn hết hiệu lực, Doanh Nghiệp phải tiến hành tái đánh giá chứng nhận. Cuộc tái đánh giá diễn ra tương tự như lần đánh giá đầu tiên, chứng chỉ được cấp lại có hiệu lực 3 năm.
Mẫu giấy chứng nhận hợp chuẩn của KNA CERT
Chi phí chứng nhận hợp chuẩn bao gồm:
Tùy vào loại hình doanh nghiệp, loại sản phẩm, quy mô, … mà chi phí chứng nhận hợp chuẩn của các doanh nghiệp có sự khác biệt. Doanh Nghiệp hãy liên hệ trực tiếp với KNA để nhận đươc báo phí trọn gói cụ thể.
Công ty TNHH Chứng nhận KNA là một trong những tổ chức chứng nhận hàng đầu tại Việt Nam. KNA đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn của KNA mang lại nhiều giá trị thiết thực cho Khách Hàng:
Chứng nhận hợp chuẩn được thực hiện bởi các tổ chức đã đăng ký hoạt động chứng nhận. KNA CERT là tổ chức chứng nhận uy tín hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. KNA đã được Bộ Xây dựng cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn theo quy định của pháp luật Việt Nam cho 185 sản phẩm vật liệu xây dựng.
→ Xem thêm Mẫu giấy chứng nhận hợp chuẩn của KNA
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Nếu Quý Doanh Nghiệp đang quan tâm tới dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 093.2211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com
✅⭐ Năng Lực Được Bộ Xây Dựng Công Nhận | 🔴 KNA CERT Cung cấp nhiều Dịch vụ trọn gói cho quý khách hàng ! |
✅⭐ Thủ tục đăng ký nhanh gọn | 🔴 Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, KNA Cert cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng |
✅⭐ Chính sách hậu mãi sau chứng nhận | 🔴 salesmanager@knacert.com |
✅⭐ Chi phí tốt | ☎️ 093.2211.786 |