Year End Party 2024 – Dấu ấn một năm thành công của KNA CERT
Chiều ngày 17/01/2025, KNA CERT đã tổ chức sự kiện Year End Party 2024 tại Khách sạn SUPER HOTEL Candle, địa chỉ 287-301 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. Đây là sự kiệ...
Tiêu chuẩn ISO 22301:2019 là tiêu chuẩn mà mọi tổ chức, doanh nghiệp nên tìm hiểu và áp dụng để xây dựng thành công Hệ thống quản lý tính liên tục trong kinh doanh đạt chuẩn
ISO viết tắt từ cum từ “International Organization for Standardization” dịch sang tiếng Việt là Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế. ISO được thành lập ngày 23 tháng 2 năm 1947. Trụ sở Ban thư ký ISO đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. Đến năm 2018 ISO có 161 thành viên quốc gia (national standards bodies).Việt Nam gia nhập vào ISO năm 1977, là thành viên thứ 77 của tổ chức này.
Đây là một tổ chức độc lập, phi chính phủ. chuyên thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới.
ISO 22301 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý tính liên tục trong kinh doanh do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành. Tên đầy đủ của tiêu chuẩn này là ISO 22301:2019 An ninh và khả năng phục hồi - Hệ thống quản lý tính liên tục trong kinh doanh - Các yêu cầu. Tiêu chuẩn này được viết bởi các chuyên gia hàng đầu về tính liên tục trong kinh doanh và cung cấp khuôn khổ tốt nhất để quản lý tính liên tục của hoạt động kinh doanh trong một tổ chức.
Tiêu chuẩn ISO 22301:2019 là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 22301. Gọi là ISO 22301:2019 vì phiên bản này được ban hành vào tháng 10/2019. Trước đó, tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý tính liên tục trong kinh doanh đã có các phiên bản đầu tiên được ban hành vào tháng 06/2012 là ISO 22301:2012
Mặc dù tổ chức của bạn có thể đã có sẵn các kế hoạch kinh doanh liên tục (Business Continuity Plan - BCP), nhưng những kế hoạch này thường không được kiểm tra và có thể nhanh chóng trở nên lỗi thời.
ISO 22301 sẽ đảm bảo BCP của bạn luôn được cập nhật và trở thành một phần văn hóa tổ chức của bạn. Nó sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro hệ thống quản lý kinh doanh liên tục (Business Continuity Management System – BCMS) một cách hiệu quả và áp dụng phương pháp tiếp cận tích hợp để quản lý tính liên tục của hoạt động kinh doanh.
Dưới đây là một só lợi ích cụ thể:
BCMS cho phép các tổ chức đánh giá các tác động tiềm ẩn của sự gián đoạn hoạt động, để triển khai BCP hiệu quả và giảm thiểu tác động tổng thể đối với tổ chức.
BCM hiệu quả sẽ đảm bảo tính liên tục của các dịch vụ quan trọng để bảo vệ dòng thu nhập, tài sản của doanh nghiệp và giảm nguy cơ tổn thất thêm do sự cố hoặc thảm họa.
ISO 22301 cung cấp một khuôn khổ mạnh mẽ để phát triển các thủ tục phục hồi và ứng phó sự cố hiệu quả nhằm đảm bảo tổ chức của bạn có thể phục hồi nhanh chóng trong trường hợp có sự cố.
Sử dụng ISO 22301 làm khuôn khổ cho BCMS của bạn sẽ cung cấp bằng chứng rằng tổ chức đã thực hiện các bước cần thiết để tuân thủ các yêu cầu quy định nhất định và nhiệm vụ của ban lãnh đạo.
Một BCMS cho phép các tổ chức kiểm tra, cập nhật, kiểm soát và triển khai các BCP hiệu quả, có tính đến các khả năng và cơ hội dự phòng của tổ chức cũng như nhu cầu kinh doanh.
Một BCMS hiệu quả sẽ cải thiện niềm tin của khách hàng vào khả năng của tổ chức trong việc ứng phó với một loạt các sự cố và sự kiện và duy trì các hoạt động kinh doanh quan trọng nếu xảy ra thảm họa.
Việc thực hiện BCMS bao gồm việc đánh giá các quy trình của tổ chức để xác định những điểm kém hiệu quả tiềm ẩn có thể được cải thiện và giúp tổ chức của bạn tập trung vào các mục tiêu và phương hướng của tổ chức.
Bằng cách triển khai BCMS phù hợp với ISO 22301, tổ chức của bạn có những hiểu biết sâu sắc hơn về tác động thực sự của một thảm họa tiềm ẩn, cho phép đánh giá tốt hơn về loại và giá trị bảo hiểm được yêu cầu.
Tổ chức cần xác định cả rủi ro phải đối mặt ngày hôm nay và rủi ro có thể có tới trong tương lai. Các nghiên cứu phân tích rủi ro cần được tiến hành để xác định đâu là thời gian ngừng hoạt động có thể chấp nhận được đối với tổ chức và những điểm quan trọng nào sẽ bị ảnh hưởng trong trường hợp thời gian ngừng hoạt động quá dài.
Phân tích này cần được thực hiện để xác định ảnh hưởng của những gián đoạn có thể xảy ra đối với các hoạt động của tổ chức nếu rủi ro xảy ra. Phân tích tác động kinh doanh chủ yếu nên được thực hiện đối với các hoạt động quan trọng đối với tổ chức.
Điều khoản 1: Phạm vi áp dụng
Điều khoản 2: Tài liệu viện dẫn
Điều khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa
Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức
Điều khoản 5: Sự lãnh đạo
Điều khoản 6: Hoạch định
Điều khoản 7: Hỗ trợ
Điều khoản 8: Thực hiện
Điều khoản 9: Đánh giá kết quả thực hiện
Điều khoản 10: Cải tiến
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO áp dụng Chu trình PDCA trong tiêu chuẩn ISO 22301:2019
Tiêu chuẩn ISO 22301:2019 phù hợp với:
--------------------------------------------------------------------------------------------
Để tìm hiểu thêm về Chứng nhận ISO 22301, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với KNA Cert theo số hotline: 093.2211.786.