Đào tạo QC080000 cho Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam
Là doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Trung Quốc và Nhật Bản. Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam chuyên sản xuất lắp ráp sản phẩm điện tử mới đây đã c...
Để nhận được giấy chứng nhận hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO, các doanh nghiệp cần lựa chọn những tổ chức cấp chứng nhận ISO đã được công nhận. Đặc biệt, là các tổ chức là thành viên ký thỏa ước thừa nhận lẫn nhau của các tổ chức công nhận khu vực và quốc tế.
Theo số liệu của tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, tính đến năm 2016, chỉ riêng chứng nhận tiêu chuẩn ISO cho các hệ thống quản lý đã có khoảng 3.500 tổ chức được công nhận trong đó khu vực Châu Á, Thái Bình Dương chiếm hơn 50%
Khi một tổ chức triển khai hệ thống quản lý theo một hoặc nhiều tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO, bước tiếp theo thông thường là lựa chọn tổ chức chứng nhận ISO và làm cho hệ thống quản lý đó được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận.
Việc xây dựng và áp dụng ISO đối với doanh nghiệp là rất cần thiết, Chúng là xu hướng tất yếu cho các doanh nghiệp trong thời đại hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay. Hệ thống ISO có hiệu quả và hiệu lực sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: giúp lãnh đạo quản lý hoạt động của doanh nghiệp khoa học và hiệu quả; hệ thống quản lý gọn nhẹ, dễ vận hành; tăng lợi nhuận nhờ tiết kiệm các chi phí, sử dụng nguồn lực hợp lý; năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao, luôn cải tiến để cung cấp sản phẩm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng,…
Tuy nhiên, hiện nay, ở Việt Nam, có nhiều tổ chức chứng nhận khác nhau nên doanh nghiệp cần chọn những tổ chức đã được công nhận, đặc biệt là các tổ chức là thành viên ký thỏa ước thừa nhận lẫn nhau của tổ chức công nhận khu vực và quốc tế, bởi họ đã được bên thứ ba xác nhận chính thức về năng lực thực hiện các hoạt động đánh giá sự phù hợp. Thông qua các tổ chức này, chứng nhận mà doanh nghiệp nhận được có thể sử dụng trên toàn thế giới. “Việc thừa nhận lẫn nhau sẽ loại bỏ được những việc chứng nhận nhiều lần không cần thiết. Từ đó, giảm chi phí và thời gian hàng hóa tiếp cận thị trường”
Hiện nay tại Việt Nam có khá nhiều tổ chức chứng nhận ISO cho Doanh Nghiệp lựa chọn. Việc cần làm là Doanh Nghiệp cần chọn lựa ra một tổ chức phù hợp với Doanh Nghiệp mình. Mỗi tổ chức sẽ có cách thức đánh giá và chứng nhận khác nhau. Để có thể thu được nhiều giá trị hơn là chỉ nhận một tờ giấy nói rằng bạn được chứng nhận. Doanh Nghiệp cần cân nhắc thông qua nhiều yếu tố khi chọn lựa tổ chức chứng nhận.
Các tiêu chí lựa chọn tổ chức chứng nhận ISO uy tín
Uy tín: Điều cần quan tâm đầu tiên là uy tín của tổ chức chứng nhận. Với những doanh nghiệp đang có mục đích quảng bá thương hiệu hay vào thầu thì việc chọn lựa tổ chức uy tín là điều nên làm. Chính danh tiếng của tổ chức chứng nhận sẽ là một đảm bảo vững chắc giúp doanh nghiệp của bạn nhận được sự hài lòng của khách hàng và đối tác trong tương lai.
Công nhận: Điều thứ 2 bạn cần quan tâm khi chọn lựa một tổ chức chứng nhận chính là giá trị công nhận của chứng nhận tổ chức này cấp. bạn cần kiểm tra xem tổ chức chứng nhận đó có được công nhận hay không. Ví dụ cơ quan này là UKAS (Vương quốc Anh); đó là ANAB (Mỹ); đó là KAB (Hàn Quốc); JAB (Nhật); JAS-ANZ (Úc- New Zealand) …
Tiếp theo lựa chọn tổ chức chứng nhận ISO có giấy phép của cơ quan chính quyền địa phương ở quốc gia bạn. Ở Việt Nam hoạt động chứng nhận được đăng ký tại Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
Kinh nghiệm: Khi chọn lựa tổ chức chứng nhận bạn cũng nên biết về đánh giá viên sẽ đánh giá trực tiếp doanh nghiệp của bạn. Đây là việc nên làm để chọn lựa ra đánh giá viên giỏi có nhiều kinh nghiệm sẽ giúp phát hiện ra những thông tin có giá trị giúp xây dựng và khắc phục các vấn đề củ Doanh Nghiệp.
Linh hoạt: Với việc doanh nghiệp chọn lựa các tổ chức chứng nhận ISO Quốc tế thường gặp trường hợp đánh giá viên của tổ chức phải đến từ châu lục khác. Điều này khiến bạn rất khó thay đổi ngày đánh giá (ví dụ: nếu bạn không hoàn thành dự án của mình vào thời gian, hoặc một số vấn đề khác xảy ra). Đây cũng là một trong những điểm cần lưu ý khi chọn lựa tổ chức chứng nhận phù hợp.
Khả năng đánh giá tích hợp: Hiện nay việc áp dụng tích hợp các tiêu chuẩn ISO hiện nay khá phổ biến. Nhiều doanh nghiệp khi triển khai ISO 9001 sẽ tiếp tục triển khai thêm ISO 45001 cùng với ISO 14001 và thường sẽ yêu cầu tổ chức chứng nhận này đánh giá tích hợp cùng lúc. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không phải trải qua các cuộc đánh giá riêng biệt cho từng và mọi hệ thống (và trả toàn bộ phí cho từng hệ thống); thay vào đó, bạn có thể thực hiện một lần đánh giá cho tất cả các hệ thống này cùng nhau - không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian (một cuộc đánh giá tích hợp mất ít thời gian hơn một số lần đánh giá riêng biệt).
Chi phí đánh giá chứng nhận: Chi phí đánh giá chứng nhận cũng là một trong những yếu tố giúp quyết định chọn lựa một tổ chức chứng nhận phù hợp. Chi phí sẽ bao gồm phí đánh giá chứng nhận lần đầu và chi phí giám sát duy trì trong vòng 3 năm của chứng nhận.
Ngôn ngữ: Mặc dù tổ chức chứng nhận có thể cung cấp một phiên dịch nếu cần thiết, việc đánh giá sẽ diễn ra suôn sẻ hơn nhiều nếu đánh giá viên nói ngôn ngữ của bạn. Anh ấy sẽ đọc tài liệu của bạn dễ dàng hơn nhiều và bạn sẽ có thể phát triển mối quan hệ tốt hơn nếu không có rào cản ngôn ngữ.
Đầu tiên bắt đầu từ chính doanh nghiệp của bạn. Bạn và lãnh đạo cần xác định xem tổ chức của mình muốn nhận được lợi ích gì từ chứng nhận ISO. Từ đó có thể thiết kế một bản kế hoạch với những tiêu chí phù hợp với hoàn cảnh thực trạng của Doanh Nghiệp trong việc lựa chọn tổ chức chứng nhận ISO.
Bắt đầu tìm kiếm tổ chức chứng nhận sớm. Hầu hết các Doanh Nghiệp bắt đầu lựa chọn tổ chức chứng nhận ISO sau khi kết thúc việc triển khai QLTH Theo ISO. Hơn thế nữa đầu tiên bạn có thể tìm kiếm tổ chức chứng nhận sớm hơn và xin báo giá từ 2-3 tổ chức chứng nhận để có thời gian chuẩn bị cẩn thận cho việc đánh giá chứng nhận.
Kiểm tra kĩ dịch vụ khi lựa chọn tổ chức chứng nhận ISO. Cần so sánh các bên tổ chức chứng nhận ISO về tài liệu, kế hoạch đánh giá và so sánh chi phí giữa các bên để đưa ra được chọn lựa tốt nhất.
KNA CERTIFICATION (KNA Cert) là tổ chức Đào tạo và Chứng nhận Hệ thống quản lý, được ra đời, phát triển và NHẬN DIỆN thương hiệu dựa trên 2 nguyên tắc cốt lõi của hoạt động chứng nhận: Knowledge & Assurance (KNA). Qua đó, KNA Cert thấu hiểu vai trò quan trọng, xu thế thời đại cũng như luôn quan tâm tới định vị và phát triển tri thức tổ chức; đồng thời lấy đảm bảo sự phù hợp là nguyên tắc hoạt động ngành nghề.
Với nỗ lực không ngừng, KNA Cert mong muốn hướng đến cải tiến chất lượng cho khách hàng và cho chính bản thân Chúng tôi. Đó cũng là tiền đề để “ Quality Innovation” trở thành Slogan xuyên suốt quá trình hoạt động, như một lời cam kết về chính sách chất lượng của tổ chức.
KNA Cert là nơi hội tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu với kinh nghiệm, chuyên môn, sự thấu hiểu nghề nghiệp cùng sự trưởng thành trong hoạt động đánh giá chất lượng tại các đơn vị trong và ngoài nước.
KNA được BOA công nhận, dấu chứng nhận của KNA được thừa nhận & Công nhận Quốc tế
Diễn đàn Chứng nhận Quốc tế (IAF) là cơ quan quản lý các tổ chức công nhân trên thế giới trong các lĩnh vực hệ thống quản lý, sản phẩm, dịch vụ, nhân sự và các chương trình đánh giá sự phù hợp tương tự khác, và Hợp tác Kiểm định Phòng thí nghiệm Quốc tế (ILAC), trong lĩnh vực phòng thí nghiệm và kiểm tra công nhận (https://www.iaf.nu)
BOA là văn phòng công nhận chất lượng, là Tổ chức Công nhận uy tín – thương hiệu từ năm 1995, là thành viên ký thỏa ước thừa nhận lẫn nhau MLA của diễn đàn công nhận quốc tế IAF (http://www.boa.gov.vn/)
KNA CERT là đơn vị cung cấp dịch vụ Chứng Nhận ISO trên toàn quốc Uy Tín và Chất lượng. Để được đào tạo, chứng nhận ISO tốt nhất hãy liên hệ ngay với chúng tôi.