Xu hướng hiện nay người tiêu dùng đang chọn lựa và sử dụng thực phẩm hữu cơ vi lợi ích sức khỏe của họ. Nhu cầu ăn uống sạch bằng các loại thực phẩm hữu cơ kéo theo thị trường sản xuất cũng nhộn nhịp hơn. Rất nhiều tập đoàn lớn cũng nhảy vào cuộc chơi hữu cơ này. Nhiều nhà vườn, công ty, nông trại nhỏ cũng mong muốn tìm cho mình một chỗ đứng trên thị trường.
Nếu anh chị đang tìm hiểu về ORGANIC thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng vào doanh nghiệp. KNA gửi tặng anh chị: Tại đây.
Để bảo vệ người tiêu dùng thì các tiêu chuẩn hữu cơ được ra đời dựa trên những định nghĩa cốt lõi về nông nghiệp hữu cơ. Số lượng tổ chức được cấp chứng nhận hữu cơ là có giới hạn. Bài viết này chúng tôi xin liệt kê một số loại chứng nhận hữu cơ đang có hiện nay trên thế giới.
CÁC CHỨNG NHẬN HỮU CƠ
- Chứng nhận hữu cơ của bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy Ban hữu cơ quốc gia.
Đây là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ với điều kiện nghiêm ngặt nhất – và nó cũng là tiêu chuẩn thực phẩm thực sự. Sản phẩm hữu cơ dưới chứng nhận của các đại diện thuộc USDA có nhiều cấp bậc, tuy nhiên chỉ những sản phẩm chứa từ 95%-100% nguyên liệu hữu cơ (organic) mới được thể hiện dấu (logo) của USDA trên tem nhãn sản phẩm.
- Chứng nhận của viện Tiêu chuẩn quốc gia Mỹ (American National Standard Institute)
|
Tên chứng nhận: NSF/ANSI Ban hành: 2009 Website: www.nsf.org |
Là một trong những chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ đầu tiên của Mỹ sau USDA. Với tiêu chuẩn của NSF, mỹ phẩm organic phải chứa ít nhất 70% thành phần (trừ nước) là hữu cơ thì mới được công bố là “contains organic ingredients”. Tuy nhiên, một số sản phẩm theo chuẩn NSF vẫn có thể dùng các thành phần hóa học – nhưng phải là những thành phần được cho phép (danh mục các chất hóa học được dùng rộng hơn USDA)
- Chứng nhận Natrue
Những sản phẩm có nhãn của Nature là những sản phẩm được sản xuất theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Chuẩn này có 3 cấp độ chứng nhận :
- organic cosmetics : mỹ phẩm được chứng nhận này phải đáp ứng ít nhất có 95% thành phần làm từ nguyên liệu hữu cơ.
- natural cosmetics with organic portion : Mỹ phẩm chuẩn này chứa ít nhất 70% thành phần là nguyên liệu tự nhiên chuẩn organic.
- natural cosmetics : 100% thành phần từ tự nhiên, không nhất thiết phải có nguyên liệu đạt chuẩn organic.
- Chứng nhận hữu cơ của chính phủ Úc
Sản phẩm hữu cơ theo chứng nhận này cũng được phân làm 4 cấp độ như USDA:
- 100% organic
- Certified organic: thành phần nguyên liệu ít nhất là 95% organic.
- Made with organic ingredients: thành phần ít nhất 70% nguyên liệu organic.
- Nnguyên liệu hữu cơ chiếm ít hơn 70% thành phần của sản phẩm: chỉ thể hiện danh sách nguyên liệu trên tem nhãn.
Và đương nhiên, thành phần còn lại phải là thực vật được sản xuất tự nhiên hoặc nếu có chất bảo quản/ phụ gia phải là tự nhiên cho phép, hoàn toàn không độc hại.
- Chứng nhận Organic Food Chain
Đây là chứng nhận nông nghiệp hữu cơ được công nhận bởi chính phủ Úc, đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất hữu cơ và nông nghiệp sinh học sạch (Bio – dynamic). Sản phẩm theo tiêu chuẩn này cũng có 4 cấp độ:
- 100% organic hoặc 100% Bio-dynamic: thành phần chứa 100% nguyên liệu được sản xuất theo tiêu chuẩn yêu cầu của chuẩn này.
- Organic hoặc Bio-dynamic: thành phần chứa ít nhất 95% nguyên liệu hữu cơ hoặc quy trình sản xuất sinh học. Các thành phần còn lại phải có nguồn gốc thực vật theo chuẩn này.
- Made with organic hoặc Made with Bio-dynamic: Các thành phần chính phải có nguồn gốc hữu cơ hoặc quy trình sản xuất sinh học. Ít nhất 70% thành phần được làm từ nguyên liệu hữu cơ hoặc bio-dynamic. Các thành phần còn lại phải có nguồn gốc thực vật theo tiêu chuẩn.
- Đối với những sản phẩm có thành phần nguyên liệu hữu cơ hoặc bio-dynamic dưới 70% thì chỉ thể hiện danh sách nguyên liệu lên tem nhãn.
- Chứng nhận của Đức – BDHI
Mặc dù được gọi là tiêu chuẩn dành cho sản phẩm chăm sóc cơ thể tự nhiên, BDIH yêu cầu nhà sản xuất phải sử dụng thành phần hữu cơ bất cư nơi nào có thể. BHID định nghĩa nơi có thể tức là sẵn có đầy đủ số lượng và chất lượng cũng như định nghĩa loại thực vật nào nằm trong danh sách này. Vì vậy, một sản phẩm chứa 0% thành phần hữu cơ vẫn có thể được chứng nhận BDIH. BDIH cũng duy trì danh sách các thành phần có thể được sử dụng trong các sản phẩm cho các hội viên của BDIH. BDIH là tiền bối vì tạo ra chứng nhận hữu cơ cho các sản phẩm chăm sóc cơ thể đầu tiên trên thế giới.
- Chứng nhận Soil Association của Anh
Tổ chức này chỉ chứng nhận organic cho các sản phẩm có tỷ lệ thành phần nguyên liệu organic trên 95%. Đối với các sản phẩm có từ 70%-95% thành phần nguyên liệu organic cũng được chứng nhận bằng biểu tượng (logo) của tổ chức này, tuy nhiên trên tem nhãn phải thể hiện tỷ lệ thành phần nguyên liệu organic đã sử dụng và không có chữ "organic" trên tem nhãn. Tổ chức này không chứng nhận cho các sản phẩm có tỷ lệ thành phần nguyên liệu organic dưới 70%.
Trên đây là một số những chứng nhận Orrganic trên thế giới cho bạn tham khảo. Để được chứng nhận Organic xin liên hệ tới số Hotline: 093.2211.786.