Hướng dẫn kiểm soát nhiệt độ HACCP
Kiểm soát nhiệt độ trong quy trình HACCP đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Đây là yếu tố cần....
Việc gia tăng được năng suất chất lượng lao động chính là vấn đề cấp thiết với mỗi Quốc gia nhằm phát triển một cách lâu dàu bền vững. Việc gia tăng năng suất lao động sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và từ đó tạo động lực để phát triển kinh tế một cách hiệu quả nhất.
Hiện nay trong bối cảnh hội nhập Quốc tế và gia tăng được năng suất lao động. Đây chính là một vấn đề “Sống còn” đối với những Quốc gia hiện đang hát triển trong đó có Việt Nam. Tăng năng suất lao động giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và từ đó tạo động lực để phát triển kinh tế.
Một nền kinh tế có năng suất lao động cao được thể hiện bằng việc nền kinh tế có thể sản xuất ra nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ hơn với cùng một lượng nguyên vật liệu. Việc sản xuất ra số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ tương đương với lượng nguyên liệu/ tổ chức đầu vào ít hơn. Từ đó, đời sống của người dân được nâng cao, góp phần thúc đẩy và phát triển xã hội.
Doanh nghiệp gia tăng được năng suất lao động giúp tạo ra lợi nhuận lớn hơn và thêm cơ hội đầu tư để mở rộng sản xuất. Với những người lao động, việc tăng năng suất lao động dẫn tới lương cao hơn và điều kiện làm việc được tốt hơn. Việc gia tăng năng năng suất lao động có ý nghĩa quan trọng đối với việc tạo cho người lao động.
Với các chính phủ việc gia tăng năng suất lao động sẽ giúp gia tăng nguồn thu từ thuế có điều kiện để gia tăng được sự tích lũy và mở rộng cũng như phát triển và sản xuất cũng như nâng cao phúc lợi của nhân dân. Chiều ngược lại thì việc gia tăng phát triển Đó là, việc phân bổ lại các nguồn lực, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung vào những ngành có năng suất cao hơn, đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị từ đó năng suất lao động bình quân chung sẽ cao hơn, tăng nhanh hơn.
Việc nâng cao được năng suất lao động đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng tăng trưởng đồng nghĩa với việc phát triển một cách nhanh chóng và bên vững. Việc này thoát khỏi được bẫy thu nhập trung bình và đuổi kịp được với các quốc gia trong khu vực.
Gần đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 1305 phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030. Mục tiêu tổng quát là đến năm 2030, năng suất lao động trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng nhanh, bền vững, tận dụng hiệu quả các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trong đó, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy liên kết vùng; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là các trụ cột chính.
Tốc độ tăng năng suất lao động của các vùng kinh tế trọng điểm và 05 thành phố trực thuộc trung ương cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động trung bình cả nước trong giai đoạn 2023 - 2030. Phấn đấu nằm trong nhóm 03 nước dẫn đầu ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động vào năm 2030.
Theo: VietQ.vn