Hiện nay thị trường ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ vừa ban chỉ thị 08/CT-TTg ngày 29/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu.
Chỉ thị yêu cầu các doanh nghiệp triển khai thực hiện nghiêm túc Luật Lâm nghiệp; xây dựng chiến lược phát triển ngành Lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030, rà soát và hoàn thiện quy hoạch lâm nghiệp, lập kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu... Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp liên kết nhằm tạo khu vực cung ứng, chế biến gỗ tập trung; Nhà nước bố trí nguồn vốn đầu tư hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng một trung tâm nhập khẩu, phân phối gỗ quy mô lớn…Phát triển và nhân rộng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị giữa người trồng rừng và doanh nghiệp chế biến gỗ. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao cho ngành chế biến gỗ….
Mục tiêu đặt ra là trong 10 năm tới Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu trên thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ có thương hiệu uy tín trên thị trường thế giới, đưa kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ năm 2019 đạt 11 tỷ USD; năm 2020 đạt 12 đến 13 tỷ USD; năm 2025 đạt 18 đến 20 tỷ USD; từng bước tăng tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm được chế biến sâu có thương hiệu Việt Nam, có giá trị gia tăng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng chính phủ đã nêu rõ cần:
- Tăng cường ứng dụng KHCN trong chế biến gỗ
- Đẩy mạnh việc trồng rừng gỗ lớn
- Xây dựng, quảng bá thương hiệu ngành gỗ Việt Nam
Chính vì vậy, các doanh nghiệp ngày càng đứng trước thách thức lớn là nguồn nguyên liệu đầu vào có xuất phát từ nguồn gốc rừng hợp pháp và được quản lý có trách nhiệm. Nó cho phép doanh nghiệp mang đến cho khách hàng của mình những giá trị tốt hơn về nguồn gốc của nguyên liệu cũng như thúc đẩy những hoạt động lâm sản có trách nhiệm. cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp bạn sẽ được mở rộng đến với những thị trường vốn yêu cầu chứng nhận.
Các hiệp hội của cộng đồng doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ chủ động hội nhập, thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế, tuân thủ luật pháp quốc tế; từng bước nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ và quản trị doanh nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm mới có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế; tuyên truyền, vận động hội viên đẩy mạnh sản xuất kinh doanh gỗ hợp pháp và bền vững môi trường, kiên quyết “nói không” với việc sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc bất hợp pháp thông qua việc tham gia chứng nhận rừng FSC.