Đào tạo QC080000 cho Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam
Là doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Trung Quốc và Nhật Bản. Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam chuyên sản xuất lắp ráp sản phẩm điện tử mới đây đã c...
Thương mại công bằng – Fairtrade là một phong trào toàn cầu được khởi xướng từ khá lâu nhằm tạo ra một mạng lưới công bằng cho các nhà sản xuất, công ty, người mua hàng. Các Doanh Nghiệp và tổ chức tập trung vào việc tuân thủ xã hội, sức khỏe và an toàn cũng như bảo vệ môi trường được bền vững.
Xu hướng hiện nay của các nước đang phát triển của nền kinh tế thì các nước cần thiết gia nhập WTO ( Tổ chức Thương mại Thế giới). Việc tham gia này giúp các nước hưởng được nhiều thuận lợi hơn về chính sách hợp tác quốc tế tuy nhiên lại mang đến nhiều thiệt thòi cho cộng đồng dân lao động vùng nông thôn trên toàn thế giới.
Loại bỏ bảo hộ của nhà nước khiến nông dân gặp nhiều khó khăn
Một trong những thiệt hại lớn nhất phải kể đến chính là việc khi tham gia WTO sẽ loại bỏ sự bảo hộ của nhà nước trong lĩnh vực Nông Nghiệp và các ngành Công Nghiệp. Đây là những ngành vốn được nhà nước bảo hộ.
Một khi không có được bảo hộ như trước thì các cộng đồng này tự nhiên cần phải được đối mặt với rất nhiều thách thức khó khăn. Thay vì làm việc cùng nhau vì một mục tiêu chung phát triển bền vững có lợi ích cho tập thể. Các cá nhân này lại đặt lợi ích tư nhân của mình lên hàng đầu và quay ra chống lại nhau.
Việc tư hữu hóa khu vực được sở hữu hoặc điều hành bởi cộng đồng khiến cho cộng đồng này chống lại lẫn nhau hơn là sự phối hợp với nhau. Sự chống lại nhau dẫn đến tạo ra các nhóm lợi ích riêng biệt có quan hệ tốt với chính trị khiến suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không hề có sự quan tâm đến các hậu quả về môi trường và xã hội.
Một ví dụ cơ bản là tại các làng nghề khi đó các hộ gia đình ngày càng phải cạnh tranh với nhau để sản xuất ra những mặt hàng rẻ hơn. Mô hình chung giá trị họ nhận được ngày càng thấp đi và sự bần cùng hóa bùng nổ khiến các làng nghề thủ công, nông nghiệp truyền thống bị suy giảm lợi nhuận trên khắp các nước như Việt Nam hay Thái Lan.
Ngoài ra việc người thợ thủ công, sản xuất nông nghiệp tạo ra sản phẩm nhưng họ lại không có quyền quyết định được giá trị của sản phẩm. Người nắm quyền quyết định lại là các đại lý, thương buôn bên ngoài. Do đó họ không có quyền quyết định mà chỉ có việc chấp nhận hoặc không chấp nhận mức giá đó. Ví dụ cụ thể trên thế giới là người nông dân trồng cà phê trên thế giới có nhiều trung gian giữa người sản xuất và xuất khẩu. Những trung gian này ngày càng cố gắng vắt kiệt lợi nhuận trong khi người sản xuất chỉ có thể duy trì được cuộc sống một cách khiêm tốn và lay lắt.
Việc thành lập các HTX hoặc các tổ chức cộng đồng dựa trên nguyên tắc Fairtrade sẽ hướng đến giải quyết những bất bình đẳng trên đây và hợp nhất cộng đồng làng nghề thủ công từ những thua thiệt trên thị trường và ở địa phương và trên toàn cầu.
Fair Trade mang đến một nhận thức xã hội mà chúng ta không thấy được trong các lý thuyết thương mại tự do kiểu mới, được đề xuất bởi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hay trong các gói cải cách kinh tế bị áp đặt đối với các nước đang phát triển trong các Chương trình tái Cấu trúc của IMF và của WB.
Tổ chức Thương mại Công bằng Thế giới (WFTO) với một mạng lưới toàn cầu gồm các Tổ chức Fair Trade và các thành viên ở trên 70 quốc gia, đã thiết lập nên 10 nguyên tắc tiêu chuẩn mà bất kỳ tổ chức Fair Trade nào cũng phải tuân thủ. Hơn nữa mỗi tổ chức Fair Trade đều phải đóng góp cho cộng đồng của họ theo những cách thức phù hợp với nhu cầu xã hội đặc thù ở địa phương.
Fair Trade hướng tới các nhu cầu của cộng đồng như thế nào?
Dưới đây là một số mà các tổ chức Fairtrade thực hiện hướng tới cộng đồng:
Các tổ chức Fair Trade địa phương được thành lập bởi các thành viên của cộng đồng, những người hiểu rõ nhu cầu của cộng đồng, và tự xác định cách thức để đạt được các nhu cầu trên bằng việc lập nên các dự án, và hỗ trợ cho hoạt động của cộng đồng đó.