Quy định mới và Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
Trong năm 2024 vừa qua Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 181/2024/NĐ-CP quy định về quản lý vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ. Cũng liên quan đến....
Việc sử dụng năng lượng hiệu quả là yếu tố quan trọng trong các tổ chức doanh nghiệp hiện nay. Để đạt được điều đó các tổ chức hiện nay có tiến hành áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 50001 - Hệ thống Quản lý Năng lượng (EnSM). Một hệ thống EnSM tốt sẽ đạt được các mục tiêu như bảo tồn tài nguyên, kinh doanh bền vững, đảm bảo lợi nhuận và quyền lợi của nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng.
ISO viết tắt từ cum từ “International Organization for Standardization” dịch sang tiếng Việt là Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế. ISO được thành lập ngày 23 tháng 2 năm 1947. Trụ sở Ban thư ký ISO đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. Đến năm 2018 ISO có 161 thành viên quốc gia (national standards bodies). Việt Nam gia nhập vào ISO năm 1977, là thành viên thứ 77 của tổ chức này.
Đây là một tổ chức độc lập, phi chính phủ. chuyên thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới.
ISO 50001 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý năng lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành. Hệ thống Quản lý Năng lượng (EnSM) theo tiêu chuẩn ISO 50001 có đưa ra các yêu cầu nhằm giúp cho tổ chức doanh nghiệp công nghiệp (DNCN) quản lý năng lượng (QLNL) theo hướng bền vững, giúp doanh nghiệp khai thác và sử dụng năng lượng hợp lý, giảm chi phí dành cho năng lượng tại các doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn ISO 50001:2018 là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 50001. Gọi là ISO 50001:2018 vì phiên bản này được ban hành vào tháng 08/2018. Trước đó, tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý năng lượng mới có một phiên bản được ban hành vào năm 2011 là ISO 50001:2011.
Các phiên bản của Tiêu chuẩn ISO 50001 về Hệ thống quản lý năng lượng bao gồm:
→ Xem thêm Bước đột phá của ISO 50001 trong công tác quản lý năng lượng
Điều khoản 1: Phạm vi áp dụng
Điều khoản 2: Tài liệu viện dẫn
Điều khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa
Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức
4.1 Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức
4.2 Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm
4.3 Xác định phạm vi của hệ thống quản lý năng lượng
4.4 Hệ thống quản lý năng lượng
Điều khoản 5: Sự lãnh đạo
5.1 Sự lãnh đạo và cam kết
5.2 Chính sách năng lượng
5.3 Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức
Điều khoản 6: Hoạch định
6.1 Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội
6.2 Mục tiêu, chỉ tiêu năng lượng và hoạch định để đạt được mục tiêu và chỉ tiêu
6.3 Xem xét năng lượng
6.4 Chỉ số kết quả thực hiện năng lượng
6.5 Đường cơ sở năng lượng
6.6 Hoạch định việt thu thập dữ liệu năng lượng
Điều khoản 7: Hỗ trợ
7.1 Nguồn lực
7.2 Năng lực
7.3 Nhận thức
7.4 Trao đổi thông tin
7.5 Thông tin nhận dạng văn bản
Điều khoản 8: Thực hiện
8.1 Hoạch định và kiểm soát việc thực hiện
8.2 Thiết kế
8.3 Mua sắm
Điều khoản 9: Đánh giá kết quả thực hiện
9.1 Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá kết quả thực hiện năng lượng và EnMS
9.2 Đánh giá nội bộ
9.3 Xem xét của lãnh đạo
Điều khoản 10: Cải tiến
10.1 Sự không phù hợp và hành động khắc phục
10.2 Cải tiến liên tục
→ Xem thêm Những câu hỏi thường gặp về Tiêu chuẩn ISO 50001:2018
Theo bộ Tiêu chuẩn của Hệ thống Quản lý Năng lượng ISO 50001 - Hệ thống Quản lý cho phép các tổ chức có thể tạo ra được các Quy trình và Hệ thống cần thiết nhằm tăng hiệu suất năng lượng của họ về mặt hiệu suất năng lượng. Bộ tiêu chuẩn ISO 50001 này có bao gồm 7 nguyên tắc tạo thành một khuôn khổ cho việc Quản lý Năng lượng hiệu quả.
Bộ tiêu chuẩn ISO 50001 có đưa ra được những yêu cầu về các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra được lập thành văn bản và cần phải duy trì ở mức bảo mật thích hợp nhất.
Với các Hệ thống tài liệu cơ bản cần phải được duy trì, chuẩn bị và cập nhật khi cần thiết cho hoạt động của Hệ thống Quanrlys Năng lượng dưới sự kiểm soát và cải tiến một cách liên tục tránh tình trạng quan liêu.
Với tiêu chí minh bạch và khách quan thì cần được xác định nhằm đánh giá khả nang tiếp cận các mục tiêu của việc quản lý cấp cao. Điều này khá quan trọng trong việc đánh giá được thành công của tiến độ hoặc các kết quả.
Hệ thống Quản lý Năng lượng theo ISO 50001 cần phải được Quản lý theo cách hoạt động cải tiến và phát triển theo những kế hoạch đã được thiết kế và thống nhất trước đó.
Hoạt động của Hệ thống quản lý năng lượng với các thay đổi bên trong và bên ngoài (bằng cách phản ứng với các mối đe dọa theo cách thích hợp) cần được đảm bảo.
Điều quan trọng là phải coi các vấn đề vận hành là cơ hội để cải tiến và đảm bảo rằng chúng được giải quyết một cách nhanh chóng.
Các yếu tố rủi ro cần được đánh giá để đảm bảo cải tiến diễn ra liên tục.
CHU TRÌNH PDCA CỦA TIÊU CHUẨN ISO 50001 PHIÊN BẢN MỚI NHẤT
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO áp dụng Chu trình PDCA trong tiêu chuẩn ISO 50001:2018
Sử dụng năng lượng đáng kể (SEU) là một khái niệm chính trong ISO 50001 và được định nghĩa là "việc sử dụng năng lượng chiếm mức tiêu thụ năng lượng đáng kể và/hoặc mang lại tiềm năng đáng kể cho việc cải thiện hiệu suất năng lượng". Các tiêu chí SEU được tổ chức xác định trong quá trình thu thập dữ liệu và xem xét quản lý.
Việc xây dựng và áp dụng thành công bộ tiêu chuẩn ISO 50001 này có thể thấy được cần doanh nghiệp, tổ chức của bạn phải lên kế hoạch rõ ràng. KNACert xin chia sẻ cho bạn về quy trình xây dựng tiêu chuẩn ISO 50001 trong doanh nghiệp như sau:
Bước 1 tổ chức cần tiến hành xây dựng chính sách năng lượng. Trong chính sách này cần nêu rõ mục đích tiến hành xây dựng áp dụng cùng với những cam kết của lãnh đạo cao nhất trong việc tuân thủ luật pháp về năng lượng cũng như đưa ra được các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO này.
Việc xây dựng một hệ thống Quản lý năng lượng mạnh mẽ cần thiết bạn phải lập kế hoạch về việc quản lý năng lượng này. Chúng sẽ thường bao gồm:
Tổ chức cần xác định được quy định của pháp luật và các yêu cầu khác nhau về năng lượng mà tổ chức cần phải được tuân thủ.
Việc đánh giá thực trạng sử dụng năng lượng của tổ chức nhằm xác định được các công đoạn tiêu thụ năng lượng một cách đáng kể nhằm tìm ra được các cơ hội cải tiến.
Tổ chức, doanh nghiệp của bạn cần xác định được các chỉ số hiệu suất năng lượng và đường cơ sở năng lượng.
Tổ chức của bạn cần trình bày được các cách thức để doanh nghiệp của bạn hoàn thành tốt mục tiêu, chỉ tiêu và bao gồm các nguồn lực thật sự cần thiết. Ngoài ra cũng cần phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.
Tổ chức, doanh nghiệp của bạn cần tiến hành đào tạo nhằm nâng cao được nhận thức về việc quản lý năng lượng cho toàn bộ người lao động có thể áp dụng. Đồng thời cần xây dựng ban hành hệ thống tài liệu, hồ sơ có liên quan đến hệ thống quản lý năng lượng.
Hiện nay tổ chức cần tiến hành đo lường, phân tích cũng như giám sát tốt các yêu cầu của một Hệ thống Quản lý năng lượng nhằm đạt được một số mục tiêu đặt ra. Bên cạnh đó cần tiến hành đánh giá được tốt mức độ tuân thủ hơn so với pháp luật hoặc các yêu cầu khác nhau mà tổ chức cần phải thực hiện.
Tổ chức, doanh nghiệp của bạn cần xác định các nguy cơ hoặc những điểm chưa phù hợp để thực hiện khắc phục và phòng ngừa cần thiết và Có quy trình kiểm soát hồ sơ, lưu trữ thông tin
Dựa vào các kết quả kiểm tra, giám sát, ban lãnh đạo có thể điều chỉnh, thay đổi hệ thống quản lý năng lượng cho phù hợp với tình hình thực tế.
Tiêu chuẩn ISO 50001:2018 phù hợp với:
→ Xem thêm Chứng nhận ISO 50001
Bộ tiêu chuẩn ISO 50001 này được áp dụng tại tổ chức, doanh nghiệp có thể giúp cho các tổ chức đạt được những lợi ích to lớn như sau:
Để được chứng nhận Hệ thống Quản lý Năng lượng theo ISO 50001:2018 hoặc đăng kí chuyển đổi lên phiên bản mới xin liên hệ đến KNA CERT theo số Hotline: 093.2211.786 hoặc email: salesmanager@knacert.com