Quy định mới và Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
Trong năm 2024 vừa qua Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 181/2024/NĐ-CP quy định về quản lý vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ. Cũng liên quan đến....
“Việc xây dựng và duy trì một văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc là một xu thế tất yếu hiện nay. Các Doanh Nghiệp có được một văn hóa an toàn lao động sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho cả đôi bên từ người lao động cho đến Doanh Nghiệp. Việc làm tốt các công tác này sẽ giúp cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp góp phần gia tăng năng suất lao động và nâng cao uy tín cho Doanh Nghiệp. “
TS Nguyễn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động (AT-VSLĐ) TP HCM, đã nhấn mạnh như vậy tại Hội thảo quốc tế chủ đề "Vai trò của văn hóa an toàn trong kéo giảm tỉ lệ TNLĐ tại DN" do Viện Khoa học AT-VSLĐ TP HCM tổ chức mới đây.
Theo số liệu thống kê được cho đến năm 2017 thì cả nước nước có 8.956 vụ TNLĐ làm 9.173 người bị nạn: số vụ TNLĐ chết người là 898 vụ, số người chết là 928 người, số người bị thương nặng lên đến 1.915 người. So với năm 2016, số vụ TNLĐ trên toàn quốc tăng 2,1%, số nạn nhân tăng 1,3%.
Chỉ tính riêng ở TP HCM, TNLĐ trong năm 2017 đã gây thiệt hại 19 tỉ đồng và hơn 26.200 ngày nghỉ. "TNLĐ không chỉ cướp đi sinh mạng của những người vốn là trụ cột kinh tế gia đình mà còn kéo theo những hệ lụy đau lòng khiến nhiều gia đình tan nát; cuộc sống của nhiều nạn nhân TNLĐ đã bị thay đổi đột ngột theo chiều hướng xấu. Tuy nhiên, đáng nói là hiện nay, việc xây dựng văn hóa an toàn trong DN chưa thực sự được chú trọng cả về phía người sử dụng lao động và NLĐ. Tình hình TNLĐ vẫn đang diễn ra phức tạp, số vụ tai nạn gây chết người tăng, số người chết tăng cao" - ông Hải nhận xét.
Trách nhiệm của doanh nghiệp là xây dựng nơi làm việc an toàn cho người lao động Ảnh: HOÀNG TRIỀU
GS-TS Lê Vân Trình, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật AT-VSLĐ Việt Nam, cho rằng mô hình văn hóa an toàn trong sản xuất có ý nghĩa rất lớn trong điều kiện sản xuất của các DN Việt Nam. Ông chỉ ra thực tế trong hoạt động thương mại thế giới hiện nay có nhiều thay đổi về tư duy của nhiều người tiêu dùng. Họ không chỉ chú trọng đến chất lượng, giá cả, mẫu mã của sản phẩm, hàng hóa mà còn quan tâm đến việc các sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất như thế nào, bằng cách nào? DN sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa đó có tuân thủ các điều kiện về an toàn, sức khỏe cho NLĐ, về môi trường lao động, điều kiện làm việc không? Trách nhiệm của DN đối với NLĐ và cộng đồng như thế nào? Ngay cả các nhà đầu tư cũng đòi hỏi đối tác phải tuân thủ các quy định về trách nhiệm xã hội mà phần lớn trong đó liên quan đến các quy định về an toàn và sức khỏe NLĐ, về môi trường lao động, điều kiện làm việc. "Xây dựng văn hóa an toàn lao động trong DN ngày nay là yêu cầu không thể thiếu. Để làm tốt việc này, đòi hỏi nhận thức đúng đắn và sâu sắc của người đứng đầu DN" - ông Trình nhấn mạnh.
Trong buổi hội thảo thì các nhà khoa học cùng nhiều chuyên gia đã thảo luận và xây dựng được văn hóa Doanh Nghiệp, phát triển văn hóa an toàn gắn liền với đời sống: vai trò của nhà nước trong việc quản lý và định hướng xây dựng văn hóa an toàn; nâng cao vai trò của văn hóa an toàn đối với việc kéo giảm tỉ lệ tai nạn lao động tại DN.
Ông Lee Joo Young, Giám đốc Trung tâm Đào tạo xây dựng văn hóa an toàn Hàn Quốc, cho rằng cần tiếp cận văn hóa an toàn mang tính văn hóa để làm thay đổi hành động, nhận thức. Trong đó, người sử dụng lao động, NLĐ và các cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy mạnh các hoạt động văn hóa AT-VSLĐ thông qua việc tổ chức nâng cao an toàn vệ sinh lao động, phổ cập chương trình hướng dẫn tâm lý an toàn; tuyên truyền văn hóa an toàn trong các tổ chức cơ quan, đoàn thể. Ông cho biết: "Tại Hàn Quốc, các DN sẽ đăng ký tham gia chương trình không tai nạn tại nơi làm việc tùy theo quy mô và ngành nghề để đạt được mục tiêu không tai nạn. Ngày 4 mỗi tháng sẽ là ngày kiểm tra an toàn lao động, chủ thợ đều tự giác kiểm tra an toàn nơi làm việc, thực hiện chương trình hành động phòng ngừa tai nạn và văn hóa an toàn. Mặt khác, việc hình thành văn hóa trong thanh thiếu niên cũng rất được chú trọng".
TS Margaret Kitt, Viện phó Viện Khoa học AT-VSLĐ quốc gia Mỹ, một trong những tổ chức đi đầu về công tác AT-VSLĐ tại Mỹ, đã chia sẻ những kinh nghiệm qua việc nghiên cứu nhằm giảm thiểu các bệnh tật và thương tích liên quan đến công việc. Bà cho rằng song song với tư duy sản xuất thay vì chỉ suy nghĩ làm thế nào để tăng năng suất, DN cần có tư duy an toàn. DN phải cải thiện môi trường, xây dựng nơi làm việc an toàn, lành mạnh, bảo đảm sức khỏe và nâng cao phúc lợi cho NLĐ sẽ góp phần giảm thiểu tai nạn trong lao động và giúp NLĐ sống hạnh phúc hơn.
"Lợi nhuận mà một nền văn hóa an toàn tích cực và bền vững mang lại là rất lớn. Nó không chỉ loại bỏ các mối nguy hiểm, ngăn ngừa và giảm các khiếu nại về thương tật mà còn cải thiện tỉ lệ giữ chân NLĐ cũng như giảm ngày công nhân đi làm. Điều đó cũng giúp NLĐ cảm thấy rằng họ đang đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm tuân thủ an toàn" - ông Tuấn Nguyễn, đại diện Viện Khoa học AT-VSLĐ quốc gia Mỹ, nhấn mạnh.