Lịch sử hình thành và phát triển của ISO 22000
Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng tăng cao. ISO 22000 trở thành một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong ch...
với tiêu chí “ngon – bổ – rẻ” các hãng thời trang mì ăn liền hiện nay phát triển nhanh và trở thành một xu hướng cho những người yêu thích thời trang thuộc tầng lớp bình dân. Tuy nhiên bên cạnh các mẫu thiết kế nhanh và rẻ này tồn tại một số vấn đề không mấy đẹp đẽ.
Trước kia thời trang cao cấp không được ứng dụng do giá thành và tính hàn lâm trong từng thiết kế của họ chưa đáp ứng được phần lớn số đông mọi người. Bạn thử hình dung một chiếc túi xách của hãng nổi tiếng như hermes có giá đến 1/3 chiếc oto cho đến một chiếc áo thời thượng của nhà mốt Valentino có giá lên đến 1,8 tỷ đồng bằng cả một căn hộ chung cư sẽ không phải ai cũng có thể mua được. Chính vì thế từ khi dòng thời trang Fast Fashion – thời trang mì ăn liền ra đời đã giúp nhiều người thuộc tầng lớp bình dân tiếp cận được với các xu hướng thời trang bằng mức giá hợp lý và chất lượng chấp nhận được.
Sự đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng thời thượng, chất lượng nguyên liệu tương đối ổn và giá cả cực kỳ dễ chịu khiến cho các hãng thời trang bình dân ngày càng ăn nên làm ra trong tình hình kinh tế trì trệ và kém phát triển như hiện nay. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ngành thời trang ăn liền này đang vấp phải nhiều chỉ trích về nạn ăn cắp bản quyền và trách nhiệm xã hội khá nghiêm trọng.
Sự bùng nổ mạnh mẽ của các sản phẩm đạo nhái đến từ các hãng bình dân trên khắp thế giới khiến cho các "ông lớn" trong làng thời trang cũng phải đứng ngồi không yên vì nạn ăn cắp ý tưởng. Các nhà mốt chỉ việc cho ra những tác phẩm trên sàn diễn. Nhiệm vụ của các thương hiệu bình dân là nắm bắt các xu hướng, mẫu mã và tạo ra những sản phẩm hao hao hoặc dựa trên những xu hướng đó. Nhưng với giá thành rẻ hơn và tốc độ “thần tốc”.
Có thể nói, chuyện sao chép của các hãng thời trang bình dân giờ đây đã trở thành "chuyện thường ngày ở huyện" khi mà ngay sau mỗi tuần lễ thời trang người ta lại thấy chiếc váy peplum thanh lịch của DKNY, đôi giày nạm đinh của Christian Dior lại xuất hiện trong cửa hàng của Topshop và Steven Maden. Các nhãn hàng cao cấp thường tôn trọng và đề cao cái tôi, thổi nét kiểu cách và linh hồn của thương hiệu vào các sản phẩm. Thậm chí, họ còn sẵn sàng trả lương hậu hĩnh cho các nhà tạo mẫu. Chẳng hạn, Dior từng trả cho nhà thiết kế cứng của họ là John Galliano số tiền lên tới gần 3 triệu đô/năm. Thế nhưng, chính giá trị mang tính dẫn đầu và định hình xu hướng của hãng thời trang cao cấp lại là miếng mồi "béo bở" của các nhãn hàng bình dân. Vậy, họ đã làm những gì?
Tất nhiên, các hãng thời trang bình dân không "dại" mà đi sao chép 100% sản phẩm. Họ chỉ cần thay đổi một chút về chi tiết trang trí, màu sắc hay kích cỡ để sản phẩm vẫn giữ nguyên được nét đặc trưng của mẫu thiết kế gốc. Chỉ cần một cú click là các hãng thời trang bình dân nhanh chóng tìm thấy xu hướng mà các nhãn hiệu cao cấp lăng xê trên Youtube hoặc mạng xã hội.
Để làm ra được những chiếc áo thì cần phải trải qua các công đoạn sản xuất và có tác động nhất định đến môi trường. Theo nhiều nghiên cứu thì thời trang là ngành công nghiệp ô nhiễm môi trường thứ 2 thế giới. Hơn 25% lượng chất thải hóa học được thải ra bởi ngành dệt may và 10% lượng khí CO2 thải ra bởi ngành dệt may. Phải đến 2700 lít nước để làm ra một chiếc áo phông và 700 lít nước để có được một chiếc quần Jean. Dĩ nhiên khi sản xuất nhiều thì sẽ tốn ít hơn nhưng không thể phủ nhận mức độ tốn kém về môi trường mà ngành công nghiệp dệt may đã sử dụng.
Với số lượng khổng lồ các cửa hàng như Zara với 2213 store, H&M sỡ hữu 3450 store, Uniqlo với 1400 cửa hàng. Lượng sản phẩm đáp ứng các cửa hàng cũng như nhu cầu của khách hàng là rất lớn. Các thương hiệu trên cũng phải có những công xưởng khổng lồ để kịp sản xuất ra số lượng lớn như vậy. Thử hỏi với hơn 11000 sản phẩm mỗi năm thì các nhà máy của Zara đã thải ra bao nhiêu chất thải độc hại ra môi trường. Đây là một vấn để nhức nhối nhưng cũng khó để giải quyết trong tích tắc.
Fast fashion đi đôi với rẻ, mà muốn giá thành rẻ thì chi phí cho một sản phẩm phải được tối ưu hóa. Cách nhanh nhất là hãy đi thuê nhân công tại các nước đang phát triển hoặc kém phát triển. Tại đây chỉ cần bỏ 2 đồng cho một chiếc áo thay vì sản xuất tại nước mẹ để với giá 5 đồng. Vậy chẳng phải đây là điều ai cũng mong muốn sao?
Hơn 3/4 xuất khẩu quần áo của thế giới xuất phát từ các nước đang phát triển và được sản xuất bởi 26,5 triệu nhân viên trên toàn thế giới, hơn 70% là phụ nữ.
Thời trang mì ăn liền là dòng thời trang giá siêu rẻ được sản xuất ở những nước nghèo và mặt xấu của chúng đến từ việc sử dụng đến 80% nhân công với giá rẻ mạt, người lao động làm việc trong môi trường độc hại, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng. Có một xưởng may ở Bangladesh bị sập giết 900 người, xét về mặt đạo đức.
H&M đã từng bị lên án về độ tuổi lao động tại các nhà máy của họ. Tại Myanmar, một đứa trẻ 14 tuổi có thể phải làm việc tới 12 tiếng mỗi ngày. Con số này thậm chí còn khá nhiều so với một người trưởng thành. “Họ thuê bất kỳ ai muốn làm việc” là lời chia sẻ của một cô bé muốn làm việc để kiếm tiền. Ngoài ra, tại Philippines cũng xảy ra tình trạng tương tự.
Dù có thể đóng góp vào sự phát triển kinh tế thế giới khá lớn và giúp nhiều người có thể có khả năng sử dụng hàng hóa giá rẻ tuy nhiên những mặt trái xấu xí của ngành thời trang ăn liền cần phải được giảm thiểu tối đa để giúp phát triển bền vững và có trách nhiệm xã hội hơn trong tương lai.
Nguồn: Thanhnien.vn