Để áp dụng thành công hệ thống HACCP, các doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện áp dụng HACCP nhất định. Vậy yêu cầu tiên quyết để áp dụng HACCP là gì? Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Cam kết của lãnh đạo
- Sự hỗ trợ từ ban lãnh đạo: Lãnh đạo cần thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện HACCP bằng cách cung cấp nguồn lực cần thiết như: tài chính, nhân sự, trang thiết bị,... để triển khai và duy trì hệ thống HACCP.
- Xây dựng văn hóa an toàn thực phẩm: Lãnh đạo cần thường xuyên truyền đạt tầm quan trọng của HACCP đến tất cả nhân viên và khuyến khích sự tham gia của mọi người trong việc xây dựng hệ thống HACCP nhằm thúc đẩy văn hóa an toàn thực phẩm trong doanh nghiệp.
- Thiết lập chính sách an toàn thực phẩm: Lãnh đạo nên xây dựng và ban hành các chính sách an toàn thực phẩm rõ ràng, thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với việc duy trì tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo hệ thống HACCP. Đồng thời chính sách này cần được truyền đạt đến tất cả nhân viên trong tổ chức.
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả: Lãnh đạo cần thường xuyên theo dõi và đánh giá hiệu quả của hệ thống HACCP để có những điều chỉnh cần thiết nhằm cải tiến quy trình sản xuất. Đồng thời đảm bảo rằng mọi hoạt động của doanh nghiệp đều tuân thủ theo các yêu cầu đã đặt ra.
Đào tạo nhân sự
- Đào tạo về HACCP: Tất cả nhân viên liên quan đến sản xuất thực phẩm cần được đào tạo về các nguyên tắc cơ bản của HACCP, bao gồm cách nhận diện mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát. Bên cạnh đó, nhân viên cần hiểu rõ các quy trình liên quan đến an toàn thực phẩm, bao gồm cách xử lý nguyên liệu, quy trình sản xuất và các biện pháp vệ sinh.
- Đào tạo về vệ sinh an toàn thực phẩm: Nhân viên cũng cần được đào tạo về vệ sinh cá nhân, quy trình làm sạch thiết bị và khu vực sản xuất để ngăn ngừa ô nhiễm.
- Xác định vai trò: Mỗi nhân viên cần biết rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong hệ thống chứng nhận HACCP. Điều này giúp đảm bảo rằng mọi người đều nắm rõ và thực hiện đúng nhiệm vụ của mình trong việc duy trì an toàn thực phẩm.
- Giám sát CCP: Nhân viên cần được đào tạo về cách giám sát các CCP, bao gồm việc theo dõi các thông số như nhiệt độ, thời gian, và các yếu tố khác liên quan đến an toàn thực phẩm
Cơ sở vật chất và trang thiết bị
- Thiết kế nhà xưởng: Cơ sở sản xuất cần được thiết kế sao cho phù hợp với quy trình sản xuất, giảm thiểu rủi ro gây ô nhiễm chéo. Điều này bao gồm việc xây dựng tách biệt các khu vực chế biến khác nhau và đảm bảo có hệ thống thoát nước tốt.
- Bố trí khu vực: Khu vực sản xuất cần được bố trí theo quy tắc một chiều, từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng, nhằm tránh ô nhiễm chéo giữa các quy trình.
- Sàn nhà: Phải được làm từ vật liệu không thấm nước, dễ cọ rửa, không trơn trượt và có khả năng thoát nước tốt. Sàn nên có màu sáng để dễ phát hiện bụi bẩn.
- Tường: Tường cần phẳng, sáng màu, không thấm nước và dễ dàng vệ sinh. Các góc tường nên được làm tròn để ngăn ngừa tích tụ bụi bẩn.
- Trần nhà: Nên được làm từ vật liệu không thấm nước, tránh mốc và có khả năng chống đọng nước.
- Trang thiết bị đạt tiêu chuẩn: Doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ các thiết bị bảo quản và chế biến thực phẩm đạt tiêu chuẩn, như tủ lạnh, tủ đông và máy móc chế biến an toàn.
Hệ thống vệ sinh
- Nhà vệ sinh: Cần có nhà vệ sinh đầy đủ, được bố trí ở vị trí thuận tiện cho tất cả nhân viên. Trung bình tối thiểu 25 người phải có 01 nhà vệ sinh. Ngoài ra, khu vực này phải có hệ thống chiếu sáng và thông gió tốt.
- Cách ly khu vực vệ sinh: Khu vực vệ sinh phải cách ly hoàn toàn với khu vực chế biến thực phẩm, không được mở cửa hướng vào khu vực chế biến và phải có bồn rửa tay để tránh gây ô nhiễm thực phẩm.
- Quy trình rửa tay: Nhân viên cần thực hiện quy trình rửa tay đúng cách trước khi tham gia vào quá trình chế biến thực phẩm và sau khi sử dụng nhà vệ sinh. Bồn rửa tay cần có nước sạch, xà phòng và khăn lau tay dùng một lần hoặc máy sấy khô.
- Đồ bảo hộ lao động: Nhân viên cần sử dụng đồ bảo hộ lao động thích hợp trong quá trình làm việc để ngăn ngừa ô nhiễm.
- Dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm: Tất cả các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được làm từ vật liệu an toàn, dễ làm sạch và khử trùng. Doanh nghiệp cần thiết lập quy trình làm sạch định kỳ cho các trang thiết bị này nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Quy trình vệ sinh định kỳ: Doanh nghiệp phải có quy trình làm sạch và khử trùng định kỳ cho tất cả các khu vực sản xuất, trang thiết bị và dụng cụ để loại bỏ nguy cơ gây ô nhiễm.
- Kiểm soát dịch hại: Doanh nghiệp cần có kế hoạch kiểm soát dịch hại hiệu quả để ngăn ngừa sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại vào khu vực sản xuất.
Tài liệu và hồ sơ
- Lưu trữ hồ sơ chi tiết: Doanh nghiệp cần duy trì đầy đủ hồ sơ về tất cả các hoạt động liên quan đến HACCP, bao gồm giám sát CCP, kiểm tra vệ sinh và các biện pháp khắc phục đã thực hiện.
- Tài liệu hướng dẫn: Cần xây dựng tài liệu hướng dẫn quy trình làm việc rõ ràng để mọi nhân viên có thể tham khảo và thực hiện đúng theo yêu cầu của tiêu chuẩn.
- Thời gian lưu trữ hồ sơ: Các hồ sơ liên quan đến hệ thống HACCP cần được lưu trữ trong một khoảng thời gian tối thiểu để đảm bảo việc truy xuất khi cần thiết. Thời gian lưu trữ theo quy định cụ thể của từng doanh nghiệp hoặc ngành nghề.
Bài viết trên đây của KNA CERT đã cung cấp thông tin chi tiết những yêu cầu tiên quyết để áp dụng HACCP. Liên hệ ngay với KNA CERT để nhận hỗ trợ miễn phí từ chuyên gia.
- Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Email: salesmanager@knacert.com