Haccp Logo là gì ? Những lưu ý khi sử dụng dấu HACCP
Việc áp dụng tiêu chuẩn HACCP không chỉ đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng mà còn tăng cường uy tín cho doanh nghiệp. Một trong những yếu tố quan trọng nhất tr...
Tính đến ngày 15 tháng 10 năm 2019 thì cả nước có khoảng 94 Doanh Nghiệp được cấp giấy chứng nhận GMP – Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt về thực phẩm. Điều này cũng có nghĩa là có hàng nghìn sản phẩm được đưa ra thị trường đảm bảo an toàn thực phẩm.
>> Đảm bảo an toàn Thực phẩm bằng chuẩn ISO 22000, HACCP, GMP, BRC, GLOBAL GAP
Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, từ năm 2018 - 2019, Cục An toàn thực phẩm đã phối hợp với các đơn vị tiến hành đánh giá, thẩm định và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn các tỉnh, thành phố.
Các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe ngày càng nâng cao nhận thức về thực hành sản xuất tốt. (Ảnh sưu tầm)
Theo như quy định thì bắt đầu từ ngày 1/7/2019 tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có GMP mới được phép sản xuất. Với Nghị định này có hiệu lực thì Cục An toàn thực phẩm đã có văn bản đề nghị thanh, kiểm tra các địa phương tiến hành thanh toán và kiểm tra các cơ sở thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn.
Nước ta có đến khoảng hơn 4.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe. Khi chưa áp dụng quy định đạt GMP nhiều sản phẩm được quảng cáo thổi phồng công dụng khiến cho người dân lầm tưởng nhầm là thuốc chữa bệnh. Cục An toàn thực phẩm đã hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp trong việc hoàn thiện hồ sơ để thẩm định đạt tiêu chuẩn GMP trong sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Mục tiêu là đưa nhiều sản phẩm tốt phục vụ người tiêu dùng và loại bỏ những sản phẩm kém chất lượng, không bảo đảm an toàn.
Theo: vtv.vn