Đào tạo QC080000 cho Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam
Là doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Trung Quốc và Nhật Bản. Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam chuyên sản xuất lắp ráp sản phẩm điện tử mới đây đã c...
Theo thống kê chưa đầy đủ của Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB&XH) tại chương trình đối thoại về ATVSLĐ được tổ chức tại Hà Nội mới đây cho thấy, số người thiệt mạng do tai nạn lao động vẫn đang tăng ở mức khá cao.
Cụ thể, năm 2017, toàn quốc đã xảy ra 8.956 vụ tai nạn lao động, trong đó có 928 người tử vong, tăng 65 người với năm trước. Số nạn nhân bị tai nạn lao động thuộc cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực lao động phi chính thức.
Còn theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), hiện trên thế giới mỗi ngày đang có khoảng 6.400 người chết do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, 860.000 người bị thương khi làm việc.
Gánh nặng do thương tích, ốm đau, tử vong dẫn đến những thiệt hại nặng nề về người và kinh tế, đặt ra nhu cầu bức thiết về việc đầu tư thỏa đáng vào công tác bảo đảm ATVSLĐ ở cấp quốc tế, quốc gia và cấp doanh nghiệp.
Theo đại diện của ILO tại Việt Nam, hiện nay trên thế giới có khoảng 541 triệu lao động trẻ có độ tuổi từ 15 đến 24, chiếm hơn 15% tổng lực lượng lao động toàn cầu. Lao động trẻ có tỷ lệ tai nạn lao động cao hơn 40% so với nhóm lao động lớn tuổi hơn.
Phân tích về nguyên nhân tai nạn lao động vẫn tiếp tục tăng cao, các chuyên gia cho rằng, phần lớn nguyên nhân vẫn là do lỗi của người lao động như: Vi phạm nội quy, quy trình làm việc, không sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân.
Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến đó là lỗi của người sử dụng lao động khi không quan tâm đúng mức, trang bị các thiết bị an toàn hoặc thiết bị không đảm bảo an toàn, không có phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động và tổ chức sản xuất không hợp lý...
Các chuyên gia cho rằng, hiện ATVSLĐ vẫn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là công tác huấn luyện ATVSLĐ ở nhiều nơi chưa nghiêm túc, hoặc có thì dường như chỉ làm để đối phó. Tình trạng cắt xén, rút ngắn thời gian huấn luyện thường xảy ra ở nhiều công ty. Không ít đơn vị tổ chức hoạt động huấn luyện an toàn lao động chỉ từ 30 phút đến 45 phút, thậm chí có nơi còn tranh thủ thời gian nghỉ trưa của công nhân để huấn luyện... nên hiệu quả của công tác bảo đảm ATVSLĐ còn thấp.
Được biết, trong năm 2017, Cục An toàn lao động đã phối hợp với Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH, cùng các địa phương thực hiện nhiều cuộc kiểm tra tổ chức huấn luyện về ATVSLĐ. Qua đó đã đánh giá kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và yêu cầu các tổ chức hoạt động kiểm định nghiêm túc tuân thủ các quy định pháp luật, quy trình kiểm định trong quá trình cung cấp dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động...
Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bảo đảm ATVSLĐ, các chuyên gia cho rằng, Bộ Y tế và Bộ LĐ-TB&XH cần có những quy định rõ hơn mức giới hạn cho phép của mỗi ngành nghề, điều kiện đi kèm khi có trang thiết bị bảo hộ lao động. Bên cạnh đó cần phải tăng cường công tác thanh, kiểm tra đột xuất và xử lý nghiêm các vi phạm để có thể kéo giảm tai nạn lao động đến mức thấp nhất, nhằm bảo vệ sinh mạng cho người lao động...