Đào tạo QC080000 cho Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam
Là doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Trung Quốc và Nhật Bản. Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam chuyên sản xuất lắp ráp sản phẩm điện tử mới đây đã c...
Với việc áp dụng tiêu chuẩn ISO trong các trường Đại Học không chỉ giúp tạo ra sự nhất quán mà còn giúp các đơn vị này có được quy trình hệ thống chuẩn để áp dụng và duy trì theo.
Đó là nhận định của Trưởng phòng tư vấn cải tiến năng suất Viện Năng suất Việt Nam (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) bà Vũ Hồng Dân tại hội nghị tổng kết dự án "Đảm bảo chất lượng trong quản trị đại học" và định hướng triển khai kết quả dự án tại Trường ĐH Hà Nội được tổ chức hôm 24/1.
Bà Vũ Hồng Dân - Trưởng phòng tư vấn cải tiến năng suất, Viện Năng suất Việt Nam.
Cũng theo bà Dân thì bộ tiêu chuẩn ISO đã đi vào Việt Nam được hơn 20 năm rồi. Với khởi điểm ban đầu chủ yếu phục vụ cho khối sản xuất tuy nhiên sau đó đã tiến hành triển khai áp dụng mạnh mẽ hơn ở khối dịch vụ, bắt đầu từ các ngân hàng, các trung tâm tài chính, hang hàng không. Sau này một số trường Đại Học đã bắt đầu nhập cuộc.
Tuy nhiên vẫn chưa có một thống kê chính thức hiện nay có bao nhiêu trường Đại Học đã áp dụng theo bộ tiêu chuẩn ISO này. Lý do là gì đi chăng nữa thì trường có thể đánh giá chứng nhận bởi tổ chức kiểm định độc lập, nhưng cũng có thể tự công bố.
"Trong bối cảnh hiện nay, nhà trường cũng phải coi người học, doanh nghiệp chính là khách hàng của mình. Đào tạo dù là một dịch vụ đặc biệt, nhưng cũng cần hướng đến việc đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của khách hàng, làm hài lòng khách hàng. Tiêu chuẩn ISO không chỉ áp dụng trong sản xuất, mà cón rất hiệu quả trong lĩnh vực dịch vụ", bà Dân nhấn mạnh.
Theo bà Dân, việc áp dụng ISO trong trường đại học không chỉ tạo được sự nhất quán về chất lượng mà đó còn là quy trình, tiêu chuẩn chất lượng để cả hệ thống tuân theo.
TS Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội – điều phối dự án cho biết: Tháng 11/2016, dự án “Đảm bảo chất lượng trong quản trị đại học” do Tổ chức ĐH Pháp ngữ và Trường ĐH Hà Nội đồng tài trợ đã khởi động. Sau 2 năm triển khai, đến nay Dự án đã hoàn thành.
Dự án gồm các hoạt động: Xây dựng chiến lược phát triển của Trường ĐH Hà Nội; đảm bảo chất lượng 2 chương trình cử nhân ngôn ngữ Pháp và ngôn ngữ Anh; quản lý chất lượng các hoạt động hành chính và các mục tiêu chất lượng.
Kết quả dự án có thể nói đến Chiến lược phát triển Trường ĐH Hà Nội 2018-2030 với 10 lĩnh vực hoạt động. Chiến lược này đã được đối chiếu với sách đảm bảo chất lượng kế hoạch phát triển trường ĐH của Confrasie-AUF. Sách đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo cử nhân của Confrasie-AUF đã được chỉnh sửa, bổ sung thêm tiêu chuẩn của Việt Nam và của HCERES; 2/6 mô-đun của sách đảm bảo chất lượng đã được thí điểm.
Cùng với đó, 113 giảng viên của Trường được bồi dưỡng về chuẩn chất lượng chương trình đào tạo của Việt Nam; 121 lượt người được bồi dưỡng về tiêu chuẩn ISO 9001:2015; 101 vị trí công việc được mô tả và thí điểm; 35 quy trình công việc được mô tả và thí điểm; 20 mục tiêu chất lượng được xây dựng và thí điểm…
Theo VietQ.vn