Lịch sử hình thành và phát triển của ISO 22000
Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng tăng cao. ISO 22000 trở thành một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong ch...
Dù có một thực tế đang hiện hữu rằng việc tiêu thụ năng lượng chiếm đến gần 60% lượng kí thải nhà kính trên thế giới, thế nhưng năng lượng được tiêu thụ lại ngày một gia tăng. Cùng lúc này, có hơn một tỷ người trên thế giới không thể tiếp cận với nguồn điện và có nhiều người phải phụ thuộc vào nguồn năng lượng độc hại và gây ô nhiễm. Vậy nên không có gì là bất ngờ khi giải quyết vấn đề hiệu suất năng lượng và biến đổi khí hậu trở thành một phần trong 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững trong Chương trình 2030 của Liên Hợp Quốc.
ISO 50001:2018, Các hệ thống quản lí năng lượng – Các yêu cầu cùng hướng dẫn, chuyển đổi hiệu năng của các tổ chức trên toàn thế giới trong lần đầu tiên được ban hành năm 2011, đã giới thiệu một công cụ chiến lược để sử dụng nguồn năng lượng theo các hiệu quả hơn. Tiêu chuẩn này cũng cung cấp một khung quản lý hiệu suất năng lượng cũng như giải quyết các vấn đề về chi phi năng lượng, giúp cho các công ty giảm tác động xấu đến môi trường, từ đó đạt được mục tiêu giảm lượng khí thải.
Gần đây, ISO 50001 đã được điều chỉnh cập nhật giúp tiêu chuẩn này đạt hiểu quả hơn trong công tác giải quyết các thách thức liên quan đến năng lượng trên thế giới. Ông Roland Risser, Chủ tịch Ủy ban kĩ thuật ISO cho biết phiên bản mới đã cập nhật thêm các điều khoản, định nghĩa, và làm rõ hơn các khái niệm về hiệu suất năng lượng.
Ông giải thích “ Tiêu chuẩn này sẽ tập trung vào vai trò của quản lý cấp cao cũng như tầm quan trọng của việc thay đổi văn hóa tổ chức”. “Hiện tại, nó cũng phù hợp với các yêu cầu của ISO đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý, giúp cho việc tích hợp vào các hệ thống quản lý hiện có của tổ chứ một cách dễ dàng hơn.”
ISO 50001 ngày càng chứng tỏ vị trí quan trọng của mình kể từ khi ra mắt vào bảy năm trước. Theo một cuộc khảo sát của ISO, có tổng số 20216 chứng chỉ đã được cấp cho tới năm 2016, con số này đã tăng thêm 69% trong thời gian đó. ISO 50001:2018 được phát triển bởi ủy ban kĩ thuật ISO ISO/TC 301, Tiết kiệm và Quản lý năng lượng, cơ quan có ban thư kí gồm ANSI, thành viên của ISO, SAC, thành viên ISO Trung Quốc. Các doanh nghiệp có thể đăng kí chứng chỉ này từ thành viên ISO ở quốc gia của mình hoặc qua ISO Store.
Theo: iso.org