Quy định mới và Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
Trong năm 2024 vừa qua Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 181/2024/NĐ-CP quy định về quản lý vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ. Cũng liên quan đến....
Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Đe doạ) không chỉ là 4 yếu tố trong Ma trận SWOT mà khi kết hợp các yếu tố với nhau sẽ thình thành nên 4 chiến lược. Bài viết này nói về Các chiến lược kết hợp SWOT.
CÁC CHIẾN LƯỢC KẾT HỢP SWOT
Chiến lược S – O (Strength – Opportunity) là chiến lược sử dụng điểm mạnh để khai thác cơ hội, phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.
Đây là chiến lược được ưu tiên sử dụng hàng đầu bởi nếu biết cách vận dụng tối đa điểm mạnh thì cơ hội thành công sẽ rất cao mà không tốn nhiều công sức. Doanh nghiệp có thể coi chiến lược S-O tương đương với chiến lược phát triển ngắn hạn của mình.
Lấy ví dụ về một nhà hàng chay ở trung tâm thành phố. Những điểm mạnh của nhà hàng này có thể được kể đến như:
Những cơ hội mà nhà hàng này có thể tận dụng được là:
Khi phân tích được điểm mạnh cũng như cơ hội theo chiến lược S-O, chủ nhà hàng có thể sử dụng chiến lược phát triển thị trường và mở thêm 1 chi nhánh mới của nhà hàng để đáp ứng nhu cầu với đồ ăn chay đang tăng cao của khách hàng, tận dụng điểm mạnh là thực đơn nhà hàng đa dạng, giá tiền phù hợp và có vị trí ở trung tâm thành phố, có nhiều khu chung cư và văn phòng.
Chiến lược W-O (Weakness – Opportunity) là chiến lược khắc phục điểm yếu để khai thác, tạo cơ hội phát triển cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc khắc phục điểm yếu sẽ khiến doanh nghiệp tiêu hao nhiều nguồn lực để tận dụng cơ hội. Đôi khi, khắc phục xong điểm yếu thì cơ hội đã không còn. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải lưu ý và phân tích kỹ trước khi áp dụng chiến lược này. Chiến lược W-O tương đương với chiến lược phát triển trung hạn của doanh nghiệp.
Vẫn là ví dụ về nhà hàng chay ban đầu, ở đây, những điểm yếu mà nhà hàng chay này có thể cần phải khắc phục là:
Để tận dụng cơ hội với sự phát triển của các ứng dụng giao hàng online, chủ nhà hàng có thể khắc phục điểm yếu bằng cách kết hợp giữa hình thức offline (bán trực tiếp) và online (bán qua các app giao đồ ăn) để mở rộng thị trường, tăng doanh thu bán hàng.
Chiến lược S-T (Strength – Threat) là chiến lược sử dụng những điểm mạnh để hạn chế, phòng tránh nguy cơ. Từ đó, giúp hạn chế rủi ro và đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra ổn định, phát triển.
Có thế lấy ví dụ về những rủi ro mà nhà hàng chay phải đối mặt như:
Với nhà hàng chay này, đối thủ cạnh tranh nhiều là mối lo ngại lớn nhất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Để có thể hạn chế rủi ro, chủ nhà hàng nên đưa ra chiến lược khác biệt hóa sản phẩm dựa vào thế mạnh là thực đơn của nhà hàng phong phú, đa dạng và mới mẻ hơn so với đối thủ. Nhà hàng có thể phát triển thêm thực đơn để bắt kịp xu hướng.
Chiến lược W-T (Weakness – Threat) là chiến lược khắc phục những điểm yếu để hạn chế các rủi ro. Với chiến lược này, doanh nghiệp cần phải vừa khắc phục điểm yếu, vừa phải dự đoán rủi ro có thể xảy ra nhằm phòng tránh nguy cơ, gây thiệt hại lớn về tài chính.
Trở lại với ví dụ về nhà hàng chay, để giảm thiểu rủi ro bằng cách khắc phục điểm yếu, nhà hàng này có thể sử dụng chiến lược lựa chọn đơn vị cung cấp khác để khắc phục được điểm yếu là chi phí cao so với đối thủ và hạn chế được rủi ro từ phía các nhà cung cấp không đáng tin cậy. Chiến lược này đặc biệt thích hợp trong trường hợp nhà cung cấp hiện tại của doanh nghiệp báo giá cao nhưng không đáng tin cậy hoặc không đáp ứng được các yêu cầu nhất định.
Dưới đây là 4 thời điểm mà bạn nên thực hiện phân tích SWOT:
Nếu tổ chức, doanh nghiệp của bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về Các chiến lược kết hợp SWOT, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số hotline: 093.2211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com