CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Các chiến lược kết hợp SWOT

Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Đe doạ) không chỉ là 4 yếu tố trong Ma trận SWOT mà khi kết hợp các yếu tố với nhau sẽ thình thành nên 4 chiến lược. Bài viết này nói về Các chiến lược kết hợp SWOT.



CÁC CHIẾN LƯỢC KẾT HỢP SWOT

  1. Chiến lược S-O

Chiến lược S – O (Strength – Opportunity) là chiến lược sử dụng điểm mạnh để khai thác cơ hội, phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.

Đây là chiến lược được ưu tiên sử dụng hàng đầu bởi nếu biết cách vận dụng tối đa điểm mạnh thì cơ hội thành công sẽ rất cao mà không tốn nhiều công sức. Doanh nghiệp có thể coi chiến lược S-O tương đương với chiến lược phát triển ngắn hạn của mình.

Lấy ví dụ về một nhà hàng chay ở trung tâm thành phố. Những điểm mạnh của nhà hàng này có thể được kể đến như:

  • Vị trí đắc địa (nằm ở trung tâm thành phố)
  • Cơ sở vật chất hiện đại
  • Độ nhận diện thương hiệu cao
  • Thực đơn đa dạng, mới mẻ, sáng tạo
  • Giá tiền phù hợp với chất lượng

Những cơ hội mà nhà hàng này có thể tận dụng được là:

  • Nhu cầu với đồ ăn chay của khách hàng ngày càng tăng
  • Sự phát triển của các ứng dụng giao hàng online như Now, Baemin, Foody,…

Khi phân tích được điểm mạnh cũng như cơ hội theo chiến lược S-O, chủ nhà hàng có thể sử dụng chiến lược phát triển thị trường và mở thêm 1 chi nhánh mới của nhà hàng để đáp ứng nhu cầu với đồ ăn chay đang tăng cao của khách hàng, tận dụng điểm mạnh là thực đơn nhà hàng đa dạng, giá tiền phù hợp và có vị trí ở trung tâm thành phố, có nhiều khu chung cư và văn phòng.

  1. Chiến lược W-O

Chiến lược W-O (Weakness – Opportunity) là chiến lược khắc phục điểm yếu để khai thác, tạo cơ hội phát triển cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc khắc phục điểm yếu sẽ khiến doanh nghiệp tiêu hao nhiều nguồn lực để tận dụng cơ hội. Đôi khi, khắc phục xong điểm yếu thì cơ hội đã không còn. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải lưu ý và phân tích kỹ trước khi áp dụng chiến lược này. Chiến lược W-O tương đương với chiến lược phát triển trung hạn của doanh nghiệp.

Vẫn là ví dụ về nhà hàng chay ban đầu, ở đây, những điểm yếu mà nhà hàng chay này có thể cần phải khắc phục là:

  • Chi phí còn cao so với đối thủ
  • Diện tích nhà hàng còn nhỏ
  • Chưa thực hiện bán online qua các kênh giao hàng đồ ăn

Để tận dụng cơ hội với sự phát triển của các ứng dụng giao hàng online, chủ nhà hàng có thể khắc phục điểm yếu bằng cách kết hợp giữa hình thức offline (bán trực tiếp) và online (bán qua các app giao đồ ăn) để mở rộng thị trường, tăng doanh thu bán hàng.

  1. Chiến lược S-T

Chiến lược S-T (Strength – Threat) là chiến lược sử dụng những điểm mạnh để hạn chế, phòng tránh nguy cơ. Từ đó, giúp hạn chế rủi ro và đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra ổn định, phát triển.

Có thế lấy ví dụ về những rủi ro mà nhà hàng chay phải đối mặt như:

  • Tỉ lệ cạnh tranh cao
  • Nhiều đối thủ gia nhập thị trường phục vụ đồ ăn chay
  • Chi phí nguyên vật liệu cao
  • Các nhà cung cấp không đáng tin cậy

Với nhà hàng chay này, đối thủ cạnh tranh nhiều là mối lo ngại lớn nhất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Để có thể hạn chế rủi ro, chủ nhà hàng nên đưa ra chiến lược khác biệt hóa sản phẩm dựa vào thế mạnh là thực đơn của nhà hàng phong phú, đa dạng và mới mẻ hơn so với đối thủ. Nhà hàng có thể phát triển thêm thực đơn để bắt kịp xu hướng.

  1. Chiến lược W-T

Chiến lược W-T (Weakness – Threat) là chiến lược khắc phục những điểm yếu để hạn chế các rủi ro. Với chiến lược này, doanh nghiệp cần phải vừa khắc phục điểm yếu, vừa phải dự đoán rủi ro có thể xảy ra nhằm phòng tránh nguy cơ, gây thiệt hại lớn về tài chính.

chiến lươc kết hợp swot

Trở lại với ví dụ về nhà hàng chay, để giảm thiểu rủi ro bằng cách khắc phục điểm yếu, nhà hàng này có thể sử dụng chiến lược lựa chọn đơn vị cung cấp khác để khắc phục được điểm yếu là chi phí cao so với đối thủ và hạn chế được rủi ro từ phía các nhà cung cấp không đáng tin cậy. Chiến lược này đặc biệt thích hợp trong trường hợp nhà cung cấp hiện tại của doanh nghiệp báo giá cao nhưng không đáng tin cậy hoặc không đáp ứng được các yêu cầu nhất định.


KHI NÀO NÊN THỰC HIỆN PHÂN TÍCH SWOT VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC KẾT HỢP SWOT?

Dưới đây là 4 thời điểm mà bạn nên thực hiện phân tích SWOT:

  • Khi các điều kiện kinh doanh nội bộ thay đổi: Ví dụ như khi công ty có Giám đốc điều hành mới, doanh nghiệp của bạn đang mở rộng quy mô nhanh chóng hoặc các phòng ban đang được cơ cấu lại. Phân tích SWOT có thể cung cấp thông tin chi tiết để giúp chuyển đổi và điều chỉnh các yếu tố nội bộ.
  • Khi các điều kiện thị trường bên ngoài thay đổi: Ví dụ như xuất hiện hững đối thủ cạnh tranh mới, các điều kiện kinh tế thay đổi, các quy định và những thay đổi khác trên thị trường có thể khiến các doanh nghiệp phải suy ngẫm. Phân tích SWOT có thể giúp công ty của bạn luôn vững vàng và sẵn sàng giải quyết những thách thức sắp tới.
  • Trước khi lập kế hoạch chiến lược: Lập kế hoạch chiến lược thường bao gồm các sáng kiến ​​mới và những thay đổi trong phân bổ nguồn lực. Trước khi bắt đầu quá trình lập kế hoạch, phân tích SWOT sẽ giúp bạn biết được tình trạng hiện tại của doanh nghiệp hoặc đội ngũ của bạn để bạn có thể đưa ra các quyết định trong tương lai.
  • Theo lịch trình cố đinh: Trong khi hầu hết các công ty lập kế hoạch chiến lược vài năm một lần, thì việc thực hiện phân tích SWOT một cách thường xuyên hơn sẽ hiệu quả hơn. Phân tích SWOT nhanh hàng quý hoặc nửa năm sẽ cung cấp thông tin để bạn có thể sử dụng trong thời gian ngắn hạn và đưa vào quy trình lập kế hoạch chiến lược khi đến lúc.

Nếu tổ chức, doanh nghiệp của bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về Các chiến lược kết hợp SWOT, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số hotline: 093.2211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com

Chia sẻ

Tin liên quan