CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Chứng nhận ISO là gì? Đừng hiểu sai để mất tiền oan

Chia sẻ


ISO là gì ?

ISO: Là Tổ Chức Quốc Tế Về Tiêu Chuẩn Hóa. (The International Organization for Standardization)


Lịch sử về ISO

- ISO được thành lập năm 1947

- Trụ sở tại Geneva

- Được áp dụng hơn 150 nước

- Việt Nam là thành viên chính thức từ năm 1977 và hiện nay đã được bầu vào ban chấp hành ISO.


ISO 9000 là gì ?

ISO 9000 là:

- Bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng

- Đưa ra các nguyên tắc về quản lý

- Tập trung vào việc phòng ngừa / cải tiến

- Chỉ đưa ra các yêu cầu cần đáp ứng

- Áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức không phân biệt quy mô hay loạI hình sản xuất / dịch vụ


Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm:

ISO 9000: 2005 Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng
ISO 9001: 2015 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu
ISO 9004: 2000 Hệ thống quản lý chất lượng – Hướng dẫn cải tiến hiệu quả
ISO 19011: 2002 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và môi trường


Tổ chức nào cần xây dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng ISO 9001: 2015?

- Tổ chức muốn khẳng định khả năng cung cấp các sản phẩm một cách ổn định đáp ứng các yêu cầu khách hàng và các yêu cầu chế định thích hợp.

- Tổ chức muốn nâng cao sự thoả mãn của khách hàng

- Tổ chức cần cải tiến liên tục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu.

- Tăng lợI nhuận, tăng sản phẩm và giảm sản phẩm hư hỏng, giảm lãng phí


Các yêu cầu cần kiểm soát của tiêu chuẩn ISO 9001: 2015

1- Kiểm soát tài liệu và kiểm soát hồ sơ

Kiểm soát hệ thống tài liệu nội bộ, tài liệu bên ngoài, và dữ liệu của công ty

2- Trách nhiệm của lãnh đạo

- Cam kết của lãnh đạo

- Định hướng bỡi khách hàng

- Thiết lập chính sách chất lượng, và mục tiêu chất lượng cho các phòng ban

- Xác định trách nhiệm quyền hạn cho từng chức danh

- Thiết lập hệ thống trao đổi thông tin nội bộ

- Tiến hành xem xét của lãnh đạo

3- Quản lý nguồn lực

- Cung cấp nguồn lực

- Tuyển dụng

- Đào tạo

- Cơ sở hạ tầng

- Môi trường làm việc

4- Tạo sản phẩm

– Hoạch định sản phẩm

– Xác định các yêu cầu liên quan đến khách hàng

– Kiểm soát thiết kế

– Kiểm soát mua hàng

– Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ

– Kiểm soát thiết bị đo lường

5- Đo lường phân tích và cải tiến

– Đo lường sự thoả mãn của khách hàng

– Đánh giá nội bộ

– Theo dõi và đo lường các quá trình

– Theo dõi và đo lường sản phẩm

– Kiểm soát sản phẩm không phù hợp

– Phân tích dữ liệu

– Hành động khắc phục

– Hành động phòng ngừa

Chia sẻ

Tin liên quan