Đào tạo QC080000 cho Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam
Là doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Trung Quốc và Nhật Bản. Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam chuyên sản xuất lắp ráp sản phẩm điện tử mới đây đã c...
Cả nước có hơn 7 nghìn cơ quan công bố áp dụng TCVN ISO 9001 và bước đầu đã đạt được kết quả tại nhiều địa phương góp phần cải cách hành chính phục vụ nhân dân một cách có hiệu quả trong thời gian qua.
Từ khi phiên bản ISO 9001 mới 2015 được thay thế cho phiên bản 2008 trước đó tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã triển khai chuyển đổi áp dụng hệ thống TCVN ISO 9001:2015 như: Tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch chuyển đổi; gửi văn bản hướng dẫn lộ trình, kế hoạch chuyển đổi đến các cơ quan, đơn vị hành chính trên địa bàn; xây dựng kế hoạch tập huấn chuyển đổi; thực hiện chuyển đổi áp dụng.
Việc áp dụng ISO 9001:2015 trong các cơ quan hành chính đã góp phần quan trọng trong công tác cải cách hành chính tại địa phương.
Bên cạnh đó một số tỉnh thành phố đã áp dụng hệ thống ISO điện tử ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống quản lý chất lượng như TP. Hồ Chính Minh, Cà Mau, Long An, Kiên Giang... bước đầu đa giúp thực hiện dễ dàng nhanh chóng và tiết kiệm thời gian và công sức làm việc cho đội ngũ cán bộ phụ trách quản lý ISO.
Điển hình là tỉnh trà vinh có đến 139 cơ quan hành chính đã xây dựng, áp dụng chuyển đổi và áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015. Hay phải kể đến là tỉnh Hà Giang có đến 165 cơ quan, đơn vị đã triển khai xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 mới. Trong đó, có 46 cơ quan thuộc diện bắt buộc triển khai áp dụng; 129 đơn vị (106 UBND xã, phường và 13 thị trấn) thuộc diện khuyến khích triển khai áp dụng hệ thống này. Từ thực tiễn đó, đã có thêm 14 UBND xã xây dựng mới và công bố vào đầu năm 2019, còn lại 66 UBND xã tiếp tục hoàn thiện xây dựng hệ thống tài liệu và công bố hệ thống quản lý chất lượng hoàn thành trước 30/11/2019.
Trong những năm qua việc áp dụng ISO 9001 đã phát huy rõ rệt lợi ích vào hoạt động trên địa bàn tỉnh. Công việc hành chính được giải quyết một cách hiệu quả hơn thông qua việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình đã xây dựng; Việc tổ chức, thu thập, sắp xếp, lưu trữ các loại văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên, hồ sơ tài liệu được sắp xếp ngăn nắp và có hệ thống theo từng lĩnh vực...
Thông qua việc áp dụng hệ thống quản lý ISO vào công việc của các đơn vị hành chính các cấp đã phát huy được hiệu quả to lớn đồng thời giúp thiết lập những cơ chế giải quyết linh hoạt và rành mạch thống nhất. Cán bộ, công chức được phân công trách nhiệm rõ ràng trong quá trình xử lý công việc, đánh giá năng lực chuyên môn, tinh thần, trách nhiệm một cách khách quan.
Do là các đơn vị hành chính nhà nước. Việc áp dụng hệ thống ISO đã phần nào giảm được hiện tượng nhũng nhiều gây phiền hà của cán bộ, công chức. Thời gian xử lý công việc được công khai minh bạch và nhanh chóng. Dẫn đến người dân được các cơ quan nhà nước hướng dẫn nhiệt tình tạo được lòng tin và sự hài lòng của người dân.
“Hà Giang là tỉnh miền núi, chất lượng cán bộ không đồng đều, việc thấu hiểu các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO đối với từng lĩnh vực hoạt động tại các đơn vị hiện nay còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, với sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo các cấp, các ngành; Sự hiểu biết, thực thi tốt nhiệm vụ của cán bộ công chức và sự tham gia, giám sát chặt chẽ của khách hàng (người dân và doanh nghiệp), việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO vào hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước tại địa phương thực sự đã có hiệu quả, góp phần đắc lực đẩy nhanh công cuộc cải cách hành chính tại địa phương”. Ông Phan Đăng Đông, Phó Giám đốc phụ trách Sở Khoa học và Công nghệ Hà Giang cho biết:
Theo: vietq.vn