CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Đảm bảo An Toàn Lao Động trong các công trình xây dựng

An toàn lao động là một việc làm bắt buộc đối với tất cả mọi người lao động, không chỉ đảm bảo an toàn, ngăn ngừa những thiệt hại cho bạn và gia đình mà còn nâng cao uy tín cho nơi làm việc của các doanh nghiệp.

an toàn lao động tại công trường

Vì vậy để đảm bảo huấn luyện an toàn lao động thì các tổ chức, doanh nghiệp và cả người lao động phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để tự bảo vệ mình, bảo vệ doanh nghiệp.

Các yêu cầu đảm bảo an toàn lao động trong các công trình xây dựng

  • Tổng quan về công trình xây dựng

Mặt bằng xây dựng phải được thiết kế và phê duyệt theo quy định, đảm bảo phải phù hợp với địa điểm xây dựng, đảm bảo thuận lợi nhất cho công tác thi công của người lao động.

Trên công trường phải có các biển báo theo quy định của pháp luật, nội quy làm việc rõ ràng.

  • Vật tư, vật liệu

Về vật tư, vật liệu phải được sắp xếp gọn gàng, không gây vướng ở nơi thoát hiểm; kho chứa chất liệu dễ cháy nổ thì không được để gần nơi làm việc của công nhân.

  • An toàn về cháy nổ

Phải có ban chỉ huy phòng chống cháy nổ được phân công cụ thể để có thể xử lí nhanh chóng tình huống không may xảy ra

Trên công trình phải được bố trí đầy đủ các thiết bị chữa cháy và các thiết bị báo động để người lao động kịp thời phát hiện và ứng phó.

  • An toàn về điện

Hệ thống điện làm việc và điện chiếu sáng phải được bố trí riêng biệt với nhau, có các cầu giao tổng và cầu giao phân đoạn để đảm bảo công trình vẫn hoạt động bình thường khi có các sự cố về điện xảy ra.

Máy móc, môi trường làm việc, thiết bị thi công, người lao động phải được đảm bảo an toàn tuyệt đối về điện. các thiết bị dẫn điện phải được tuyệt đối cách điện trong quá trình làm việc.

Tất cả những công dân tham gia làm việc phải được trang bị các thiết bị cách điện, được hướng dẫn về những kỹ thuật đảm bảo an toàn điện và sơ cứu người khi có hiện tượng điện giật xảy ra.

Trách nhiệm của Chủ đầu tư và Nhà thầu đối với vấn đề bảo đảm an toàn lao động

Thông tư 04 đã sửa đổi, bổ sung trách nhiệm của Nhà thầu đối với vấn đề bảo đảm an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, cụ thể:

  1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, phải tổ chức lập, trình Chủ đầu tư chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động. Kế hoạch này được xem xét định kỳ hoặc đột xuất để điều chỉnh phù hợp với thực tế thi công trên công trường.
  2. Tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động theo quy định và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động
  3. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
  4. Nhà thầu phụ có trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn lao động đối với các phần việc do mình thực hiện
  5. Tổ chức lập biện pháp thi công chi tiết riêng cho những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao, được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng công trình
  6. Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công
  7. Khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.
  8. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo chủ đầu tư về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng
  9. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Trên thực tế tai nạn thi công công trình có nguy cơ xảy ra thường xuyên và để lại những thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Do đó, thực hiện an toàn lao động trong xây dựng phải là việc làm thường xuyên, nghiêm túc và có sự giám sát chặt chẽ

An toàn là bạn – Tai nạn là thù 

Chia sẻ

Tin liên quan