CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động ngành dệt may

May mặc là ngành trọng điểm của nước ta có kim ngạch xuất khẩu lớn hàng năm. Đặc biệt đây là ngành thu hút một lượng lớn người lao động nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh nghề nghiệp cũng như an toàn lao động. Chính vì thế việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động ngành may mặc cần được nhà nước quan tâm.

nganh-may-mac-an-toan-lao-dong

Ngành dệt may nguy cơ cháy nổ cao:

Tính đến hết tháng 11/2018, kím ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã đạt 27,8 tỷ USD, tăng khoảng 17,4% so với cùng kỳ năm 2017. Đặc biệt đây cũng là một gnanhf có thu hút lao động đông đảo trên cả nước. Theo thống kê của hội dệt may – da giày Việt Nam thì hiện nay cả nước có trên 8000 doanh nghiệp với trên hơn 3 triệu lao động. Với chiến lược phát triển ngành đến năm 2020 nhu cầu nguồn nhân lực bổ sung mỗi năm là khoảng 2300 cử nhân, kỹ sư công nghệ và thiết kế.

Do tập trung số lượng lớn lao động, nên ngành dệt may cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh nghề nghiệp. Người lao động thường xuyên phải làm việc trong môi trường có nhiều tác nhân độc hại, như: bụi, rác thải, tiếng ồn, thiếu ánh sáng. Đây là một trong số những nguyên nhân gây nên các bệnh nghề nghiệp. Trong đó, bệnh bụi phổi là phổ biến và nguy hiểm nhất (chiếm 74%), viêm đường hô hấp (32%) và điếc do tiếng ồn (17%)… 

Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong ngành này cần được quan tâm đặc biệt vì có nguy cơ cháy nổ cao hơn so với các ngành nghề khác. Trên thực tế đã có nhiều vụ cháy lớn nhỏ tại các Doanh Nghiệp dệt may. Điển hình như trường hợp ở khu công nghiệp Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ đã xảy ra vụ hoả hoạn tại công ty may mặc Jakjin Việt Nam, 100% vốn Hàn Quốc với 5.000 công nhân

Trước đó trường hợp cháy nổ tại nhà máy may của Công ty TNHH Vina Korea, ở khu công nghiệp Khai Quang, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc… Mặc dù các vụ hỏa hoạn không có thiệt hại về người, nhưng đã gây tổn thất lớn về tài sản.

Nguyên nhân của các vụ cháy nổ Doanh Nghiệp dệt may

Một trong số nguyên nhân chủ yếu đến từ những vụ cháy nổ của các Doanh Nghiệp may mặc là chưa được thực sự quan tâm tới công tác an toàn, vệ sinh lao động. Việc sai phạm cũng xảy ra nhiều hơn ở tất cả các khâu và nội dung của công tác an toàn, vệ sinh lao động.

nganh-may-mac-an-toan-lao-dong

Bên cạnh đó, lực lượng thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động còn ít trong khi số lượng doanh nghiệp lớn nên công tác thanh, kiểm tra không thực hiện được đầy đủ đối với tất cả các doanh nghiệp, 

Ngoài ra, bệnh nghề nghiệp của công nhân ngày càng gia tăng là do các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT, ngày 06/05/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe quy định các cơ quan, doanh nghiệp phải có trách nhiệm khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ít nhất một lần/năm; sáu tháng/lần đối với các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Mặc dù chủ chương và khẩu hiệu là thế nhưng các Doanh Nghiệp cũng thường chỉ coi mang tính hình thức để qua mắt các cơ quan chức năng. Không ít Doanh Nghiệp đã có thể thuê được các cơ sở y tế bên ngoài tổ chức khám sức khỏe cho người lao động với chi phí rẻ hơn. Đặc biệt có trường hợp nhiều doanh nghiệp còn cố tình bỏ qua quyền lợi này của người lao động.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm cho bệnh nghề nghiệp của công nhân ngành dệt may ngày càng gia tăng và trầm trọng hơn.

Nâng cao ý thức chấp hành an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp

Do nguy cơ cháy nổ cao hơn so vói các ngành khác nên việc đảm bảo sức khỏe cho người lao động cũng như đảm bảo an toàn lao động ngành may mặc chính là trọng điểm cần được ban ngành và Doanh Nghiệp chú trọng quan tâm.

Cụ thể, đối với các cơ quan quản lý nhà nước, cần có các biện pháp hỗ trợ để cho doanh nghiệp hiểu, nắm bắt được các quy định của pháp luật cũng như đánh giá được các rủi ro và phòng ngừa, như: tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Cùng với đó, tăng cường công tác thanh tra, xử lý nghiêm các hành vi cố tình vi phạm của doanh nghiệp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động và bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Còn đối với các doanh nghiệp, cần tuyên truyền, thực hiện nhiều biện pháp để người lao động nắm được cách bảo vệ an toàn cho bản thân trong quá trình làm việc như trang bị các phương tiện bảo hộ lao động phù hợp. Đồng thời, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả của công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; tăng cường công tác đào tạo huấn luyện an toàn lao động kiểm tra đánh giá tại cơ sở nhằm phát hiện kịp thời và chấn chỉnh những sai phạm trong an toàn, vệ sinh lao động./.

Theo:VietQ.vn

Chia sẻ

Tin liên quan