CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Đề xuất ban hành tiêu chuẩn dinh dưỡng dành cho bữa ăn học đường

Tại Việt Nam hiện nay trẻ em đang gạp phải 3 thực trạng về dinh dưỡng đó là suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì và thiếu vi chất dinh dưỡng.


Theo nhiều thống kê năm 2023 thì tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam chiếm tỷ lệ 18,2%. Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn còn cao ở vùng trung du và miền núi phía Bắc (24,8%) và Tây Nguyên (25,9%).

Không những thế thì còn có sự gia tăng của tỷ lệ thừa cân và béo phì ở tất cả các đối tượng và trong đó có thể kể đến tỷ lệ thừa cân béo phì ở độ tuổi tẻ từ 5-19 tuổi. Tỷ lệ này đã gia tăng trong nhiều năm gần đây và tăng gấp hơn 2 lần sau 10 năm.

Đề xuất ban hành tiêu chuẩn dinh dưỡng dành cho bữa ăn học đường

Để có thể giai quyết được tình trạng này thì Chính phủ Việt Nam đã cho ba hành chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng trong giai đoạn 2021-2030 với những mục tiêu cụ thể nhằm cải thiện được tình trạng dinh dưỡng này cho toàn dân và đặc biệt chính là nhóm trẻ em và thanh thiếu niên đến tuổi học đường.

Mục tiêu của chiến lược này chính là giúp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 15% đến năm 2030. Ngoài ra kiểm soát tyrleej thừa cân và béo phì ở trẻ em và đặc biệt chính là ở các khu vực thành thị với mục tiêu giữ tỷ lệ dưới 19% cho trẻ từ 5 – 18 tuổi vào năm 2030.

Bên cạnh đó, giáo dục dinh dưỡng trong nhà trường sẽ được tăng cường, với mục tiêu 60% trường học ở khu vực thành thị và 40% ở khu vực nông thôn sẽ tổ chức bữa ăn học đường xây dựng thực đơn đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị vào năm 2025 và phấn đấu đạt tương ứng 90% và 80% vào năm 2030.

Theo như PGS.TS Trần Thanh Dương - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế cũng cho rằng hiện nay còn khá nhiều ào cản nhằm giúp thực hiện tốt các mục tiêu về dinh dưỡng ở học đường khi còn khá nhiều thiếu thốn và khó khăn tù cơ sở vật chất và nhân lực. Ngoài ra hiện chưa có luật cũng như các chính sách về dinh dưỡng học đường nhằm thiết kế hành lanh một cách vững chắc cho các hoạt động.

PGS.TS Nguyễn Thanh Đề - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo - cho hay, trước thực trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam, từ năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện thí điểm mô hình bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên Việt Nam.

Ngoài ra thì PGS.TS Nguyễn Thanh Đề có đưa ra những nhận định về các chương trình dinh dưỡng học đường giúp mang lại hiệu quả thiết thực tuy nhiê chưa được thực hiện lâu dài và bền vững.

“Vấn đề dinh dưỡng học đường đã được quan tâm, nhưng chưa có các luật định, chính sách quy định cụ thể như một số quốc gia phát triển trên thế giới. Do đó, việc tổ chức, quản lý và giám sát bữa ăn học đường cũng như công tác chăm sóc dinh dưỡng học đường còn nhiều hạn chế” - ông nói.

Do đó, ông Nguyễn Thanh Đề đề xuất Bộ Y tế sớm ban hành tiêu chuẩn dinh dưỡng đối với bữa ăn học đường. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cần tham mưu, xây dựng Luật Phòng bệnh với các chương, mục, khoản quy định về dinh dưỡng học đường. Đây là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương và các cơ sở giáo dục chuẩn bị các điều kiện và tuân thủ các quy định về dinh dưỡng học đường.

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này, GS. Nakamura Teiji - Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản - cho hay, Nhật Bản là quốc gia đã thành công khi xây dựng chương trình bữa ăn học đường, từ đó cải thiện tầm vóc của người dân một cách "ngoạn mục" sau 50 năm.

Theo đó, năm 1954, Nhật Bản đã ban hành Luật Bữa trưa học đường. Năm 2005, chính phủ Nhật Bản đã ban hành "Luật cơ bản về giáo dục thực phẩm và dinh dưỡng". Như vậy, luật về dinh dưỡng học đường ở Nhật Bản đã ra đời từ sớm và có sự thay đổi theo từng giai đoạn, để phù hợp với tình hình thực tế về tình trạng dinh dưỡng, kinh tế và xã hội.

Theo kết quả khảo sát mới nhất của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, công bố vào năm 2023, chiều cao trung bình của nam là 1m72, nữ là 1m58. Cách đây 50 năm, các con số này lần lượt chỉ là 1m50 và 1m49. Hiện tại, chiều cao trung bình của người Nhật đứng hàng đầu thế giới.

Theo: VietQ.vn

Chia sẻ

Tin liên quan