Lịch sử hình thành và phát triển của ISO 22000
Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng tăng cao. ISO 22000 trở thành một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong ch...
Theo như thông tin đã được Vụ KH&CN, Bộ Công Thương về việc các sản phẩm may mặc khi lưu thông trên thị trường bắt buộc phải có dấu hợp quy CR theo QCVN: 01/2017/BCT. Đến nay đã có hàng tram Doanh Nghiệp đã có chứng nhận hợp quy.
Ngày 1/1/2019 là thời điểm cuối cùng cho sản phẩm may mặc khi lưu thông trên thị trường bắt buộc phải có dấu hợp quy CR theo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may (QCVN: 01/2017/BCT)” của Bộ Công Thương.
Các loại quần áo, váy, các loại vảy may mặc cùng các loại thảm trải sàn và hàng phụ kiện may mặc khác như mũ, gang tay, cà vạt, các loại chăn ga gối đệm và rèm vv …chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy, gắn dấu hợp quy dệt may và đăng ký hồ sơ chứng nhận hợp quy theo quy định.
Khi sản phẩm được chứng nhận thì tem hợp quy CR sẽ được gắn lên sản phẩm hàng hóa của mình đồng thời chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý. . Cơ quan quản lý sẽ kiểm tra dấu hợp quy trên sản phẩm, bao bì sản phẩm. Sau đó kiểm tra hồ sơ liên quan đến việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy; sản phẩm hàng hóa được gắn dấu hợp quy CR mà không chứng minh được đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy dệt may thì bị coi là vi phạm pháp luật.
Tính cho đến thời điểm này thì đã có hàng tram Doanh Nghiệp sản xuất trong nước, nhập khẩu, kinh doanh thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy trên sản phẩm dệt may trước khi đưa ra lưu hành trên thị trường.
Theo bà Phạm Thu Giang, Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN Bộ Công Thương, Sau gần 1 tháng triển khai thực hiện, Bộ Công Thương đã nhận được một số phản hồi từ Hiệp hội dệt may, doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị có liên quan. Với mục tiêu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, với tinh thần cầu thị, không ngừng cải cách hành chính trong hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành.
‘Hiện Bộ Công Thương đang xúc tiến tổ chức làm việc với Hiệp hội dệt may, các cơ quan đơn vị có liên quan để tiếp tục rà soát, đánh giá và phân tích các yếu tố phát sinh trong việc áp dụng, thực thi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyde và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may”, bà Giang cho biết.