CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Hiệp định thương mại tự do EVFTA - Cơ hội và thách thức của các ngành kinh tế

Với tỷ lệ 63,33% số phiếu tán thành, Nghị viện châu Âu đã chính thức phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Thông tin này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Việt Nam và Liên minh châu Âu. Kết quả đó là nỗ lực của quá trình chia sẻ, hợp tác không ngừng nghỉ suốt 8 năm qua của hai Bên, từ lúc bắt đầu đàm phán, ký kết, hoàn thiện thủ tục pháp lý và thông qua.


HIỆP ĐỊNH EVFTA GIỮA VIỆT NAM VÀ EU

Toàn cảnh lễ kí kết hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU

Hiệp định được kí kết thì sẽ:

EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay sau khi hiệp định có hiệu lực đối với 85.6% số dòng thuế. đồng nghĩa với 99% dòng thuế xuất khẩu của VN vào EU sẽ dc dỡ bỏ.

  • Hiệp định EVFTA sẽ mở ra một cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu các doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt, sẵn sàng tâm thế đón đầu cho lợi ích mà Hiệp định mang lại.

Đây là một hiệp định toàn diện với độ phủ khắp nền kinh tế

  • Thị trường EU: 500 triệu dân
  • Thị trường Việt Nam: 100 triệu dân

--------------------------------------------------------------------

  • EU là thị trường xuất khẩu thứ 2 của Việt Nam
  • EU là thị trường nhập khẩu thứ 5 của Việt Nam

---------------------------------------------------------------------

  • GDP của EU: 38379 tỷ USD
  • GDP của Việt nam: 240 tỷ USD
  • EU gấp 160 lần Việt Nam

Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch:

Xuất khẩu của Việt Nam sang EU:

  • 20% vào năm 2020
  • 42,7% vào năm 2025
  • 44,37% vào năm 2030

Nhập khẩu từ EU sang Việt Nam:

  • 15,28% vào năm 2020
  • 33,06% vào năm 2025
  • 36,7% vào năm 2030

Cơ hội của Việt Nam:

Cùng lúc được tiếp cận thị trường với 28 quốc gia chưa từng có FTA nhưng lại là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất nhì của Việt Nam những năm qua.

Cơ hội có thể kể đến như:

  • Thu hút đầu tư nước ngoài.
  • Nâng cao công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm.
  • Tạo ra động lực mở cửa thị trường, thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp hai bên.
  • Có điều kiện tham gia chuỗi cung ứng khu vực nhờ sự dịch chuyển đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia.
  • Được đảm bảo môi trường kinh doanh và thể chế ổn định, minh bạch hơn.

Các ngành được lợi từ hiệp định EVFTA:

Cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong Hiệp định EVFTA chắc chắn sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU, giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất, cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như:

  • Dệt may da giày
  • Thủy sản
  • Cà phê
  • Gỗ
  • Điện thoại và linh kiện

Theo quy định của EU, Hiệp định EVFTA sẽ cần được Hội đồng châu Âu phê duyệt để có hiệu lực. Hiệp định sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai sau khi hai bên thông báo cho nhau về việc đã hoàn tất thủ tục trong nước hoặc vào một thời điểm khác do hai bên thống nhất.

Về phía Việt Nam, Chính phủ cũng đang đẩy nhanh việc thực hiện các quy trình, thủ tục trong nước để hai Hiệp định này sớm được Quốc hội phê chuẩn. Song song với việc hoàn tất các thủ tục phê chuẩn, công tác chuẩn bị cho việc thực thi Hiệp định cũng đã được tiến hành. Cụ thể, Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Chính phủ dự thảo Kế hoạch hành động để chuẩn bị cho việc thực thi Hiệp định EVFTA. Kế hoạch hành động này xác định rõ mục tiêu, các nhiệm vụ chủ yếu và các Bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện với lộ trình cụ thể. Trong đó, các nhiệm vụ chủ yếu bao gồm 5 nhóm chính: công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định EVFTA và thị trường của các nước EU; công tác xây dựng pháp luật, thể chế; nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực; chủ trương và chính sách đối với tổ chức công đoàn và các tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp; và chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Theo: KNA Team

Chia sẻ

Tin liên quan