Lịch sử hình thành và phát triển của ISO 22000
Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng tăng cao. ISO 22000 trở thành một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong ch...
Giấy chứng nhận UL là loại chứng chứn chỉ được cấp bởi Tổ chức chứng nhận UL (hiệp hội các phòng thí nghiệm). Tất cả các sản phẩm, hàng hóa trải qua các cuộc kiểm nghiệm và được tổ chức UL xác minh là tuân thủ theo tiêu chuẩn của UL, tức là đảm bảo chất lượng và an toàn thì sẽ được cấp giấy chứng nhận UL. Khi có chứng chỉ UL trong tay, doanh nghiệp sẽ có quyền sử dụng nhãn UL trên sản phẩm của mình.
Tổ chức chứng nhận UL phát hành 2 loại nhãn dán cơ bản:
Về cơ bản, sản phẩm gắn nhãn UL Listed là sản phẩm hoặc thiết bị độc lập, có đầy đủ chức năng phù hợp với một danh mục hoặc chức năng cụ thể theo định nghĩa của Phòng thí nghiệm UL. Nếu một sản phẩm được dán nhãn là "UL Listed", thì sản phẩm đó đã được kiểm tra kỹ lưỡng theo tiêu chuẩn của UL để kiểm soát mọi thứ từ khả năng chống cháy, chức năng cơ học và các nguy cơ điện tiềm ẩn.
Những mặt hàng được gắn nhãn UL Listed sẽ được liệt kê trong Danh mục các sản phẩm hàng hóa an toàn. Điều này cho thấy chất lượng vượt trội của sản phẩm và nâng cao danh tiếng cho thương hiệu của bạn về sự an toàn và trách nhiệm.
Các sản phẩm dán nhãn UL Listed có yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt hơn các sản phẩm gắn nhãn UL Recognized. Điều này chủ yếu là do các sản phẩm có tem UL Recognized thường là các bộ phận hoặc thành phần được sản xuất để đáp ứng các thông số kỹ thuật cụ thể của ngành. Các thành phần này có thể hoàn chỉnh một phần vì chúng được thiết kế để kết hợp vào các sản phẩm hoặc hệ thống lớn hơn. Do đó, UL Recognition tập trung vào các bộ phận và thành phần có quy mô nhỏ hơn thay vì các thiết bị và máy móc mang logo UL Listed được liệt kê trong Danh mục an toàn.
Nhiều sản phẩm, chẳng hạn như nguồn điện, linh kiện điện và thậm chí cả vật liệu cách nhiệt nhận được chứng nhận UL Recognized vì chúng được tích hợp vào các hệ thống lớn hơn, nhưng không có chức năng cho người sử dụng cụ thể nếu dùng riêng chúng. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù các thành phần UL Recognized có yêu cầu ít nghiêm ngặt hơn, nhưng chúng không có chất lượng thấp hơn UL Listed. Thay vào đó, các thành phần và bộ nguồn dán nhãn UL Recognized vẫn phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định của ngành để được đưa vào sử dụng trong các hệ thống lớn.
Thiết kế chuẩn của nhãn UL
Bất kể được dán hay đóng dấu cố định vào sản phẩm thì nhãn UL hợp pháp cần hội đủ 4 yếu tố thiết kế sau:
Lưu ý: Tiêu chuẩn UL là tiêu chuẩn áp dụng dành cho các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Bạn có thể gặp logo “ULC” hoặc “cUL” với thiết kế tương tự nhưng thêm chữ “C”. ULC hay cUL là một nhánh của UL và được dành riêng cho thị trường Canada. Các sản phẩm đạt cả 2 tiêu chuẩn UL và cUL sẽ được dán chung 1 tem cULus
Các loại nhãn UL
Ngoài ra, có một số thông tin thường được bổ sung cho nhãn UL bao gồm:
Bước 1: Tìm vị trí dán tem UL và xác định mã số chứng nhận
Tem UL phải dán trên các bộ phận có thể tách rời của sản phẩm, đồng thời chứng nhận UL cần được cập nhật trên trang web của doanh nghiệp để người tiêu dùng có thể kiểm tra khi cần thiết.
Tem UL được dán trên sản phẩm của LAWRENCE HARDWARE INC
Trên tem UL có in mã số chứng nhận. Như trong hình minh họa trên thì mã số chứng nhận là R27851.
Bước 2: Truy cập vào Product iQ
Có thể tìm thông tin về các sản phẩm và thành phần được chứng nhận UL một cách nhanh chóng và dễ dàng. Chỉ cần sử dụng UL Product iQ – một phần mềm mở rộng của Danh mục Chứng nhận Trực tuyến trước đây. Phần mềm UL iQ có thiết kế trực quan và dễ sử dụng cho phép người dùng truy cập miễn phí vào tất cả thông tin chứng nhận.
Giao diện UL iQ
Trước đây, trang web này yêu cầu người dùng phải có email theo tên miền riêng mới kiểm tra được thông tin chứng nhận. Tuy nhiên, do việc có email tên miền riêng gây khó khăn cho người tiêu dùng, UL đã tiến hành gỡ bỏ yêu cầu, nhờ vậy người dùng có thể dễ dàng kiểm tra thông tin mà không phải đăng ký email như trước nữa.
Bước 3: Nhập thông tin tra cứu
Có 2 cách để kiểm tra mã UL
Bước 4: Kiểm tra mã sản phẩm
Sau khi nhập chính xác thông tin vào ô tìm kiếm và ấn xác nhận, phần mềm sẽ trả lại kết quả hiển thị 3 nội dung bao gồm: Document (Tài liệu), Company Name (Tên công ty), Product Description (Mô tả sản phẩm). Bấm vào đường link màu xanh bên dưới phần Document, màn hình sẽ hiển thị như bên dưới, với các thông tin: Product Category (Tên sản phẩm), File Number (Mã số chứng nhận), Model Numbers (Mã các sản phẩm được chứng nhận), Company (Tên công ty)
Trên đây là những kiến thức về việc nhận dạng nhãn dán UL, hướng dẫn nhận biết nhãn UL Listed thật và cách kiểm tra mã số chứng nhận UL để bạn có thể tự mình tra cứu. Mọi thắc mắc về việc làm chứng nhận UL xin liên hệ KNA theo số Hotline: 093.2211.786 để được hỗ trợ một cách tốt nhất !