CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Quy tắc ra quyết định ISO 17025

Quy tắc ra quyết định ISO 17025 mô tả cách áp dụng Độ không đảm bảo đo vào việc tuyên bố sự phù hợp theo yêu cầu đã thống nhất.



QUY TẮC RA QUYẾT ĐỊNH ISO 17025 LÀ GÌ?

Theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, phòng thí nghiệm phải đưa ra quy tắc quyết định & thỏa thuận với khách hàng trước khi thực hiện công việc thí nghiệm và đánh giá kết quả. Đây là một điểm mới của tiêu chuẩn ISO 17025:2017 so với phiên bản 2005.

Mỗi một kết quả thí nghiệm luôn luôn có độ phân tán đi kèm, gọi là độ không đảm bảo đo (uncertainty in measurement), như định nghĩa của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO/IEC Guide 99 [VIM, TCVN 6165:2009]:

“Độ không đảm bảo đo là thông số không âm đặc trưng cho sự phân tán của các giá trị đại lượng được quy cho đại lượng đo, trên cơ sở thông tin đã sử dụng.”

Quy tắc ra quyết định là một quy tắc áp dụng độ không đảm bảo đo trong việc đánh giá sự phù hợp nhằm mục đích minh bạch, giảm thiểu độ rủi ro cho người cung cấp và cho khách hàng.


YÊU CẦU TRONG ISO/IEC 17025:2017 VỀ QUY TẮC RA QUYẾT ĐỊNH

  • Mục 3.7 định nghĩa quy tắc ra quyết định là “một quy tắc mô tả cách áp dụng độ không đảm bảo đo vào việc tuyên bố sự phù hợp theo yêu cầu đã định”
  • Mục 7.1.3 yêu cầu “Khi khách hàng yêu cầu công bố sự phù hợp với một quy định kỹ thuật thì quy định kỹ thuật hay tiêu chuẩn đó và quy tắc ra quyết định phải được xác định rõ ràng. Trừ khi đã có trong quy định kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn được đề nghị, quy tắc ra quyết định được chọn phải được thông báo và thống nhất với khách hàng”
  • Mục 7.8.6.1 … “Khi tuyên bố về sự phù hợp với một quy định kỹ thuật hay tiêu chuẩn được đưa ra, phòng thí nghiệm phải ghi nhận bằng văn bản quy tắc quyết định sẽ áp dụng, có tính đến mức độ rủi ro (như chấp nhận sai lầm, bác bỏ sai lầm và các giả định thống kê sai lầm) liên quan đến quy tắc quyết định được áp dụng và áp dụng quy tắc quyết định đó”

MỘT SỐ THUẬT NGỮ TRONG QUY TẮC RA QUYẾT ĐỊNH CỦA ISO 17025

  • Giới hạn dung sai: là ranh giới, mức trên hay mức dưới của các giá trị chấp nhận được
  • Khoảng dung sai: là khoảng tồn tại các giá trị chấp nhận được
  • Giới hạn chấp nhận: là mức trên hoặc mức dưới mà các giá trị đại lượng đo được chấp nhận
  • Khoảng chấp nhận: là khoảng mà ở đó hiện diện các giá trị đại lượng đo chấp nhận được
  • Khoảng bác bỏ: là khoảng mà ở đó hiện diện các giá trị đại lượng đo không chấp nhận được
  • Giải bảo vệ: là khoảng giữa giới hạn dung sai và giới hạn chấp nhận

QUY TẮC R QUYẾT ĐỊNH

CÁC BƯỚC ĐỀ XUẤT XÁC ĐỊNH QUY TẮC RA QUYẾT ĐỊNH ISO 17025

Để giảm thiểu rủi ro khi đưa ra quyết định, phòng thí nghiệm cần phải có quy trình rõ ràng việc kết luận sự phù hợp dựa vào các tiêu chí cụ thể, dưới đây là các bước khuyến nghị xác định quy tắc ra quyết định.

  • Bước 1: Xác định đại lượng đo (Y) và đối tượng thử nghiệm;
  • Bước 2: Kết quả đo hoặc kết quả phân tích (ước lượng y của của đại lượng đo Y);
  • Bước 3: Độ không đảm bảo đo chuẩn u(y) và mức độ tin cậy để tính độ không đảm bảo đo mở rộng (ví dụ thường sử dụng phân bố Gaussian thì k=2, ứng với xác suất (P)=95%);
  • Bước 4: Xác định giới hạn quy định một phía (trên hoặc dưới) hoặc khoảng giới hạn;
  • Bước 5: Xác định vùng chấp nhận (acceptance zone), vùng loại bỏ (rejection zone) và vùng bảo vệ (guard band), giả định xác suất sai số lỗi loại I (rủi ro của nhà cung cấp α) hoặc lỗi loại II (rủi ro người tiêu dùng β).
  • Bước 6: Nguyên tắc ra quyết định

Để tìm hiểu thêm về chứng nhận ISO 17025, Quý Tổ chức vui lòng liên hệ với KNA Cert theo số Hotline: 093.2211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com

Chia sẻ

Tin liên quan