CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Quy trình C-TPAT được triển khai như thế nào?

Thiết lập Quy trình CTPAT một cách khoa học quyết định tới sự thành công trong việc đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng của các tổ chức, doanh nghiệp. Dưới đây là các bước trong quy trình triển khai chương trình CTPAT.


QUY TRÌNH C-TPAT CHUẨN


BƯỚC 1: KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN ÁP DỤNG CTPAT

Lãnh đạo doanh nghiệp chọn một ngày để họp toàn thể cán bộ công nhân viên trong tổ chức để tuyên bố về việc xây dựng hệ thống quản lý an ninh cho tổ chức theo tiêu chuẩn CTPAT.

BƯỚC 2: THÀNH LẬP CÁC BỘ PHẬN CHUYÊN TRÁCH

  • Lựa chọn thành viên và thành lập Ban tiêu chuẩn CTPAT
  • Bổ nhiệm trưởng Ban tiêu chuẩn
  • Phân công trách nhiệm, quyền hạn cho các thành viên

BƯỚC 3: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG

Tiến hành đánh giá sơ bộ để xác định điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức đối với việc áp dụng Chương trình An ninh chuỗi cung ứng. Đồng thời xác định các yêu cầu pháp lý về bảo mật, an ninh hàng hóa và mong đợi của các bên liên quan.

BƯỚC 4: ĐÀO TẠO NHẬN THỨC CTPAT

Lựa chọn chuyên gia đào tạo CTPAT để tiến hành đào tạo nhận thức Đại diện lãnh đạo doanh nghiệp, các thành viên Ban tiêu chuẩn và một số nhân viên liên quan. Khóa đào tạo cần làm rõ các nội dung và yêu cầu của tiêu chuẩn CTPAT cũng như những phương pháp, công cụ cần thiết để đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng. Kết thúc khóa đào tạo cần có bài kiểm tra để đánh giá hiệu quả của hoạt động đào tạo.

BƯỚC 5: LẬP KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH CTPAT

Ban tiêu chuẩn có trách nhiệm lập kế hoạch triển khai chương trình CTPAT. Trong đó phân công công việc cụ thể cho từng phòng/ban, đơn vị, bộ phận liên quan, ai là người chịu trách nhiệm chính, kết quả dự kiến là gì, cần hoàn thành công việc trong thời gian bao lâu.

BƯỚC 6: SOẠN THẢO QUY TRÌNH, TÀI LIỆU CTPAT

Để kế hoạch áp dụng CTPAT được triển khai một cách suôn sẻ, tổ chức cần xây dựng các quy trình, tài liệu, hướng dẫn công việc cụ thể. Ban tiêu chuẩn là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong giai đoạn này. Tất cả quy trình, tài liệu sau khi soạn thảo xong phải được trình lên lãnh đạo cao nhất để phê duyệt

BƯỚC 7: HOÀN THIỆN HẠ TẦNG, TRANG BỊ CÔNG NGHỆ (NẾU CẦN)

Tổ chức cần điều chỉnh cơ sở hạ tầng, xây dựng hoặc bảo trì, sửa chữa hệ thống khóa, ánh sáng, hàng rào, báo động an ninh, camera hoặc áp dụng các công nghệ giám sát hiện đại nếu cần thiết.

BƯỚC 8: TRIỂN KHAI ÁP DỤNG CTPAT

Các phòng/ban, đơn vị, bộ phận, khu vực áp dụng các quy trình, tài liệu, biểu mẫu đã được lãnh đạo phê duyệt vào thực tế. Quá trình thực hiện CTPAT phải đảm bảo tuân thủ các hướng dẫn công việc đã đề ra.

BƯỚC 9: ĐÀO TẠO ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ

Các thành viên Ban tiêu chuẩn được đào tạo kỹ năng đánh giá nội bộ theo yêu cầu của tiêu chuẩn CTPAT. Chỉ những cá nhân hoàn thành bài kiểm tra mới được thực hiện đánh giá nội bộ.

BƯỚC 10: ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ GIAI ĐOẠN 1

Chuyên gia đánh giá nội bộ tiến hành đánh giá mức độ an toàn của chuỗi cung ứng theo yêu cầu của tiêu chuẩn CTPAT. Việc đánh giá nội bộ phải được tiến hành theo đúng quy trình, không thiên vị, giấu lỗi.

QUY TRÌNH C-TPAT CHUẨN

BƯỚC 11: HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC GIAI ĐOẠN 1

Tổ chức tiến hành khắc phục tại những điểm chưa phù hợp phát hiện được trong quá trình đánh giá nội bộ giai đoạn 1, thảo luận và tìm ra nguyên nhân của sự không phù hợp, sau đó tiến hành các hành động khắc phục.

BƯỚC 12: ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ GIAI ĐOẠN 2

Mục đích của việc đánh giá nội bộ giai đoạn 2 là rà soát lại những điểm chưa phù hợp phát hiện trong đánh giá giai đoạn một, đánh giá hiệu quả của hành động khắc phục.

BƯỚC 13: XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO

Lãnh đạo xem xét kết quả đánh giá nội bộ, đưa ra các chỉ đạo, quyết định điều chỉnh nếu cần thiết, đồng thời xem xét viêc chuẩn bị chứng nhận An ninh chuỗi cung ứng.

BƯỚC 14: ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN CTPAT

Khi nhận thấy mức độ an toàn của chuỗi cung ứng đã sẵn sàng, doanh nghiệp tiến hành đăng ký chứng nhận CTPAT với cơ quan chứng nhận có thẩm quyền.

BƯỚC 15: ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN CTPAT

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận của doanh nghiệp, cơ quan chứng nhận sẽ cử chuyên gia xuống cơ sở để đánh giá hiện trường. Đồng thời, chuyên gia tư vấn sẽ thực hiện thẩm tra hệ thống quy trình, hồ sơ, tài liệu liên quan tới việc áp dụng tiêu chuẩn CTPAT của doanh nghiệp.

BƯỚC 16: HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC GIAI ĐOẠN 2

Tổ chức đánh giá sẽ thông báo cho doanh nghiệp về các điểm chưa tuân thủ mà doanh nghiệp cần khắc phục. Doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành khắc phục theo đúng yêu cầu và thời gian quy định.

BƯỚC 17: NHẬN CHỨNG CHỈ CTPAT

Cơ quan chứng nhận xác minh việc hoàn thành khắc phục của tổ chức và cấp chứng chỉ CTPAT có hiệu lực 1 năm chứng minh tỏ chức đã hoàn thành chương trình an ninh chuỗi cung ứng.

---------------------------------------------------------------------------------------------------

Để tìm hiểu thêm về Quy trình thực hiện CTPAT, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với KNA Cert theo số hotline: 093.2211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com

Chia sẻ

Tin liên quan