Lịch sử hình thành và phát triển của ISO 22000
Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng tăng cao. ISO 22000 trở thành một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong ch...
Sổ tay ISO/IEC 17025:2017 là cẩm nang giúp định hướng các hoạt động của phòng thí nghiệm và hiệu chuẩn trong việc xây dựng, áp dụng và duy trì Hệ thống quản lý chất lượng một cách bài bản một cách bài bản.
Sổ tay ISO/IEC 17025:2017 là tài liệu cung cấp các hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho các phòng thí nghiệm và hiệu chuẩn để xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng. Gọi là sổ tay ISO/IEC 17025:2017 vì nội dung của tài liệu này bám sát các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017.
Ngoài tên gọi “Sổ tay ISO/IEC 17025:2017”, tài liệu này còn có một số tên gọi khác như:
Theo kinh nghiệm của những tổ chức đã áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 thì cuốn sổ tay phòng thí nghiệm là thực sự cần thiết. Đây là một trong những tài liệu nên có để các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn đáp ứng tốt hơn yêu của tiêu chuẩn ISO.
Tùy thuộc vào điều kiện hoạt động và mô hình của riêng mỗi tổ chức mà việc xây dựng nội dung cho Sổ tay ISO/IEC 17025 sẽ có sự khác nhau. Tuy vậy một số nội dung cơ bản của sổ tay chất lượng phòng thí nghiệm bao gồm:
Dưới đây là ví dụ về Cấu trúc sổ tay phòng thí nghiệm, các tổ chức cho thể tham thảo để tự xây dựng cuốn sổ tay ISO 17025 phù hợp với tổ chức mình.
Chương 01: Giới thiệu chung sổ tay chất lượng:
Giới thiệu khái quát, cấu trúc và phương thức quản lý Sổ tay chất lượng, chính sách chất lượng.
Chương 02: Tính khách quan và bảo mật:
Giới thiệu các chính sách đảm bảo tính khách quan và bảo mật trong hoạt động thử nghiệm
Chương 03: Các yêu cầu về cơ cấu tổ chức:
Giới thiệu cơ cấu tổ chức và hoạt động của phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn.
Chương 04: Nhân sự:
Quy định tiêu chuẩn, cách thức tuyển chọn và sử dụng nhân viên của phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn.
Chương 05: Cơ sở vật chất và điều kiện môi trường:
Giới thiệu các biện pháp nhằm đảm bảo các tiện nghi và điều kiện môi trường đáp ứng yêu cầu thử nghiệm.
Chương 06: Thiết bị:
Quy định việc mua sắm, sử dụng, bảo quản, bảo trì trang thiết bị, hoá chất tại phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn.
Chương 07: Liên kết chuẩn đo lường:
Quy trách nhiệm và cách thức tiến hành để các thiết bị đo lường, thử nghiệm và các loại chuẩn dùng trong thử nghiệm được liên kết với chuẩn đo lường quốc gia hoặc quốc tế.
Chương 08: Sản phẩm và dịch vụ do bên ngoài cung cấp:
Giới thiệu quy trình mua sắm nhằm lựa chọn được nhà cung cấp, kiểm soát được các trang thiết bị, máy móc, vật tư, hoá chất, thuốc thử dùng cho hoạt động thử nghiệm.
Chương 09: Xem xét yêu cầu, đề nghị thầu và hợp đồng:
Giới thiệu các quy định xem xét các yêu cầu thử nghiệm của khách hàng, điều kiện đảm bảo hợp đồng ký kết cho phù hợp với năng lực của phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn.
Chương 10: Lựa chọn và xác nhận giá trị sử dụng của các phương pháp:
Hướng dẫn việc lựa chọn, kiểm soát, đánh giá, phê duyệt các phương pháp thử nghiệm.
Chương 11: Lấy mẫu:
Quy định nguyên tắc, các bước tiến hành và điều kiện kỹ thuật để lấy mẫu thử nghiệm.
Chương 12: Xử lý mẫu:
Hướng dẫn cách thức tiếp nhận mẫu, quản lý mẫu thử nghiệm để đảm bảo tính toàn vẹn của mẫu thử.
Chương 13: Đánh giá độ không đảm bảo đo
Giới thiệu về các phương pháp ước lượng và công bố độ không đảm bảo đo.
Chương 14: Đảm bảo giá trị sử dụng của kết quả:
Quy định những biện pháp để kiểm soát chất lượng thử nghiệm.
Chương 15: Báo cáo kết quả:
Giới thiệu nội dung và hình thức các báo cáo kết quả thử nghiệm.
Chương 16: Khiếu nại:
Thiết lập chính sách tiếp nhận thông tin và giải quyết các khiếu nại của khách hàng và các bên có liên quan đến hoạt động của phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn.
Chương 17: Công việc không phù hợp:
Giới thiệu biện pháp để kiểm soát mọi hoạt động thử nghiệm hoặc kết quả thử nghiệm không phù hợp với các quy định, quy trình đã được đề ra, hoặc không đúng theo yêu cầu đã thoả thuận với khách hàng.
Chương 18: Tài liệu hệ thống quản lý:
Giới thiệu chung về hệ thống tài liệu quản lý của phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn.
Chương 19: Kiểm soát tài liệu hệ thống quản lý:
Giới thiệu phương pháp quản lý, sử dụng tài liệu.
Chương 20: Kiểm soát hồ sơ, dữ liệu và thông tin:
Hướng dẫn phương pháp thống nhất và các quy trình trong việc quản lý các hồ sơ, dữ liệu và thông tin
Chương 21: Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội:
Giới thiệu biện pháp loại bỏ những điều rủi ro và tận dụng cơ hội về kỹ thuật hoặc hệ thống quản lý.
Chương 22: Cải tiến:
Giới thiệu các hoạt động cải tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ thử nghiệm và hiệu quả của hệ thống quản lý.
Chương 23: Hành động khắc phục:
Quy định phương pháp thống nhất trong việc thực hiện hành động khắc phục.
Chương 24: Đánh giá nội bộ:
Giới thiệu các hoạt động đánh giá nội bộ để xác nhận tính hiệu lực và ổn định của hệ thống quản lý chất lượng.
Chương 25: Xem xét của lãnh đạo:
Giới thiệu nội dung, trình tự và cách thức tiến hành xem xét của Lãnh đạo đối với hệ thống quản lý chất lượng.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Để tìm hiểu thêm về Sổ tay ISO/IEC 17025:2017, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với KNA Cert theo số Hotline: 093.2211.786 hoặc email salesmanager@knacert.com