Đào tạo QC080000 cho Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam
Là doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Trung Quốc và Nhật Bản. Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam chuyên sản xuất lắp ráp sản phẩm điện tử mới đây đã c...
Sau khi kí kết thành công hiệp định EVFTA ( Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU) và Hiệp hội đầu tư IPA sẽ giúp việc xóa bỏ gần 99% thuế quan giữa Việt Nam và Liên minh Châu u. Đây có thể là một điều kiện thuận lợi để giúp đẩy mạnh việc xuất khẩu các sản phảm trong ngành cao su vào EU.
Theo chia sẻ của TGĐ TCT Cao su Đồng Nai ông Đỗ Minh Tuấn cho biết cú hích với nền kinh tế Việt Nam khi kí kết được 2 hiệp định này là việc xuất khẩu và đầu tư có nhiều đổi mới hơn. Nhiều cơ hội cho các ngành nghề nói chung và ngành cao su như mủ và gỗ cũng được hưởng lợi. Hiện tại có nhiều dòng sản phẩm mủ, gỗ cao su có mặt tại thị trường Châu Âu.
Châu Âu là một thị trường khó tính với việc yêu cầu đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng sản phẩm và chứng nhận bền vững. Tất cả việc này cần phải đáp ứng được với những yêu cầu của thị trường.
Riêng với TCT Cao su Đồng Nai thì với xu hướng phát triển chung bền vững của VRG, TCT đang có triển khai thêm các thủ tục để được cấp chứng nhận FSC. Việc này là điều cần thiết để không bị tụt lùi Công ty đã thành lập tổ phát triển bền vững để thực hiện việc này. Công ty đã thực hiện thành lập tổ phát triển bền vững cho việc này. Ngoài việc được tạo điều kiện trong xuất khẩu các sản phẩm mủ, gỗ cao su ra thị trường thì còn thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến hoạt động tại Việt Nam. Đối với các KCN mà TCT có góp vốn, tôi tin tưởng rằng sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng đến đầu tư tại các KCN này.
Cũng theo Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng ông Trần Thanh Phụng cho biết việc này là khẩn trưởng để có được chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho sản phẩm gỗ. Việc kí kết được hợp đồng EVFTA tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan tuy nhiên về mặt kĩ thuật các sản phẩm gỗ xuất khẩu cần phải có chứng chỉ FSC hoặc tương đương mà Cao su Phú Riềng đang trong lộ trình thực hiện là VFCS/PEFC-FM (quản lý rừng) và VFCS/PEFC-CoC (chuỗi hành trình sản phẩm). Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển bền vững, trong thời gian qua, Cao su Phú Riềng tích cực thực hiện lộ trình để được cấp chứng chỉ FSC và VFCS. Theo ông Phụng cho biết khi dự hội thảo và làm việc Tập đoàn IKEA ông nhận thấy răng nếu như gỗ xuất khẩu có FSC thì giá trị sẽ tăng gấp 4 lần so với các đơn vị khác không có. Hơn nữa, IKEA có thể bao tiêu toàn bộ gỗ cao su có chứng chỉ FSC với tính ổn định.
Ông Nguyễn Xuân Thành – Trưởng Phòng Xuất nhập khẩu Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh: “Chứng chỉ bền vững là tấm vé thông hành”
Xu hướng phát triển bền vững đang trở thành một phần tất yếu đối với các Doanh Nghiệp cao su đặc biệt thị trường Châu u đòi hỏi cần phải có chứng chỉ FSC hoặc tương đương. Vì vậy, chứng nhận FSC hoặc VFCS/ PEFC được xem là tấm vé thông hành tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản để khai báo bán hàng cho việc xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa của mình trên thị trường quốc tế.
Tiến sĩ Trần Thị Thúy Hoa – Thành viên Ban Chỉ đạo Phát triển bền vững VRG: “Triển vọng cho ngành gỗ”
Hiện tại, ngành cao su VN mỗi năm xuất khẩu khoảng 12% trong tổng sản phẩm cao su thiên nhiên (CSTN) vào thị trường Châu u, với thuế suất 0%. Và lượng xuất khẩu CSTN vào thị trường này chỉ dừng lại ở mức như vậy, bởi các nguyên nhân sau đây: thị trường Châu u bão hòa và các hãng lốp xe lớn trên thế giới đều chuyển nhà máy sản xuất sang Trung Quốc (công xưởng của thế giới). Trung bình mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu hơn 65% sản phẩm CSTN của VN.
Có thể nói chinh hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU mở ra một cơ hội lớn cho ngành cao su Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường này đồng thời đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi Doanh Nghiệp Việt phải đáp ứng được các yêu cầu thị trường EU khó tính này. Trong năm 2020 sắp tới dự kiến sẽ có nhiều đột phá và biến chuyển về kim ngạch xuất khẩu, số lượng và tính đa dạng sản phẩm, hàng hóa.