Chứng nhận ISO 9001:2015 cho Công ty Cổ Phần Quốc tế OM Holdings
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Kinh doanh sản phẩm nhang không tăm thảo mộc, nhang có tăm thảo mộc, xà bông thảo mộc, toner, keo bạc. Mới đây Công ty....
Tại Việt Nam hiện nay việc thiếu các bộ tiêu chuẩn bền vững sẽ làm giảm đi chất lượng của dữ liệu khí nhà kính. Đây chính là điều quan trọng cần thiết cần có một bộ tiêu chuẩn mô tả các yêu cầu báo cáo về phát thải khí nhà kính.
Hiện nay thị trường carbon tại Việt Nam có đóng vai trò là một trong những bộ công cụ khá quan trọng cho nỗ lực giảm lượng khí thải của mỗi Quốc Gia. Theo Nghị định 06/2022/ND-CP của Chính phủ có đề ra một lộ trình cần thiết lập thị trường Carbon trong nước đến năm 2007. Các trách nhiệm chung trong nỗ lực này thuộc về bộ tài nguyên và Môi trường. Và Bộ Tài Chính.
Theo kế hoạch của Việt Nam hằm tái khởi động cơ sở hạ tầng cho việc thí điểm giao dịch tín chỉ Carbon vào năm 2025. Tuy nhiên việc này có khá nhiều thách thức trong đó có việc đảm bảo chất lượng và độ chính xác của dữ liệu khí nhà kính (GHG) thực sự là mối lo ngại.
Đối với những quốc gia trên toàn thế giới có bao gồm Úc và EU thì các nước này đã có những khuôn khổ về mặt pháp lý và các tiêu chuẩn bề vững bao gồm việc phát thải khí nhà kính cũng như công bố liên quan đến khí hậu. Hiện tại Việt Nam cũng đã có khuôn khổ về mặt pháp lý cần thiết ví dụ như Nghị định 06/2022/ND-CP của Chính phủ, yêu cầu một số công ty phải báo cáo lượng phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, việc thiếu tiêu chuẩn bền vững sẽ làm giảm chất lượng của dữ liệu KNK.
Việc cần làm chính là tổ chức, doanh nghiệp và chính phủ cần thiết lập một tiêu chuẩn mô tả các yêu cầu về báo cáo phát thải khí nhà kính. Bộ tiêu chuẩn này có thể được rút ra từ các chuẩn Quốc tế như Nhóm công tác đặc biệt về Công bố Thông tin Tài Chính có liên quan đến khí hậu (TCFD), Ủy ban tiêu chuẩn bền vững quốc tế (ISSB), Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI) hoặc Ủy ban tiêu chuẩn kế toán bền vững (SASB).
Bên cạnh đó thì bộ tiêu chuẩn này cũng cần nêu rõ được mức độ cần thiết của báo cáo phát thải khí nhà kính và việc xác định xem có nên đưa tất cả các phạm vi phát thải vào hay không.
Lấy ví dụ điển hình như tại Úc thì có ban hành dự luật sửa đổi về Luật Kho bạc 2024 (Cơ sở hạ tầng thị trường tài chính và các biện pháp khác) đã được giới thiệu tại Hạ viện vào ngày 27 tháng 3 năm 2024. Sau khi được Hạ viện và Thượng viện thông qua, các công ty được chọn của Australia sẽ được yêu cầu báo cáo Phát thải khí nhà kính bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2025.
Việc này sẽ được thực hiện theo cách tiếp cận từng giai đoạn, với việc báo cáo Phạm vi 1 và 2 trở thành bắt buộc ngay lập tức, sau đó là đưa dần dần vào Phạm vi 3, một năm sau khi báo cáo Phạm vi 1 và 2.
Chính phủ Australia đã ủy quyền cho Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Australia (AASB) xây dựng tiêu chuẩn bền vững cho các tập đoàn Australia. Dựa trên các nguyên tắc do Lực lượng đặc nhiệm về công bố tài chính liên quan đến khí hậu (TCFD) nêu ra, AASB đang xây dựng một khuôn khổ vượt ra ngoài phạm vi hướng dẫn của TCFD. Hiện tại, tính đến tháng 4 năm 2024, tiêu chuẩn phụ về tính bền vững của AASB đang trong giai đoạn tham vấn của quá trình phát triển này.
Tiến sĩ Liên Dương là Kế toán viên công chứng và Phó giáo sư tại Trường Kế toán, Kinh tế và Tài chính, Đại học Curtin, Australia. Cô cũng giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hiệp hội Học giả và Chuyên gia Việt Úc (https://vasea.org.au/about-vasea/), giám sát danh mục ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) và Phát triển bền vững. Phó giáo sư Dương đã huy động thành công hơn 2,4 triệu đô la Australia từ nguồn tài trợ cạnh tranh từ cả chính phủ Úc và các cơ quan công nghiệp cho các dự án đào tạo năng lực về báo cáo khí nhà kính, chính sách biến đổi khí hậu, thị trường carbon và chuyển đổi năng lượng. Các dự án gần đây của cô nhắm đến các quan chức chính phủ Việt Nam từ 16 bộ và tổ chức chính phủ, bao gồm Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
>>> Tiêu chuẩn ISO 14064-1 Quản lý - Xác Minh và Tính Toán Khí Nhà Kính