CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS là gì? – KNA CERT

Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu GRS là tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới mà mọi tổ chức, doanh nghiệp nên tìm hiểu và áp dụng để bắt kịp xu hướng sản xuất bền vững và mở ra nhiều cơ hội hội nhập hơn trong tương lai.


TIÊU CHUẨN TÁI CHẾ TOÀN CẦU GRS

GRS LÀ VIẾT TẮT CỦA TỪ GÌ?

GRS viết tắt từ cum từ “Global Recycling Standard” dịch sang tiếng Việt là “Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu”. Tiêu chuẩn GRS ban đầu được Control Union Certifications (CUC) phát triển vào năm 2008 và quyền sở hữu đã được chuyển sang Textile Exchange vào ngày 1 tháng 1 năm 2011. GRS là một tiêu chuẩn quốc tế, tự nguyện và đầy đủ, đặt ra các yêu cầu về chứng nhận của bên thứ ba về thành phần tái chế, chuỗi hành trình sản phẩm, hoạt động xã hội và môi trường và hạn chế về hóa chất.

CÁC PHIÊN BẢN CỦA TIÊU CHUẨN TEXTILE GRS

  • Global Recycling Standard 1.0 – Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu 1.0 (Năm 2008)
  • Global Recycling Standard0 – Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu 2.0
  • Global Recycling Standard0 – Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu 3.0 (Năm 2014)
  • Global Recycling Standard0 – Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu 4.0 (Năm 2017)

GLOBAL RECYCLE STANDARD 4.0 LÀ GÌ?

Global Recycle Standard 4.0 là phiên bản mới nhất của Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu GRS. Phiên bản mới nhất này có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2017. Trước đó, Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu đã có các phiên bản lần lượt là GRS 1.0, GRS 2.0, GRS 3.0

MỤC ĐÍCH CỦA TIÊU CHUẨN TÁI CHẾ TOÀN CẦU GRS LÀ GÌ?

Bộ tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS được ra đời nhằm mục đích tăng cường việc sử dụng các vật liệu có khả năng tái chế được. Chúng cung cấp cho doanh nghiệp một công cụ nhằm xác nhận và truyền đạt những tuyên bố của tổ chức về tính bền vững cho các sản phẩm của họ.

Trong ngành dệt may toàn cầu, mức nguyên liệu thô có một trong những tác động đáng kể nhất và là cách xa nhất đối với người tiêu dùng.

Như đã biết thì ngành may mặc toàn cầu có hàm lượng nguyên liệu thô từ tái chế khá cao. Giấy chứng nhận GRS giúp cho doanh nghiệp xác minh được các hoạt động thiết yếu ở giai đoạn đầu của chuỗi cung ứng và theo dõi các nguyên liệu cho sản phẩm cuối cùng. Chúng cung cấp sự bảo vệ và sự tự tin trong việc tìm kiếm nguồn cung ứng và sự tín nhiệm cao hơn.

tiêu chuẩn tái chế toàn cầu grs

Bộ tiêu chuẩn tái chế toàn cầu này giúp xác minh các hoạt động xã hội và môi trường có trách nhiệm trong việc sản xuất các sản phẩm tái chế. Bộ tiêu chuẩn GRS này cung cấp những đánh giá và xác minh một cách độc lập và minh bạch các công bố về hàm lượng vật liệu tái chế trên các sản phẩm.

Nhờ tiêu chuẩn GRS mang đến sự minh bạch cho doanh nghiệp nhằm xác thực độ tin cậy cho các nhà cung cấp và thương hiệu của họ. Điều này dẫn đến sự tin tưởng cao hơn với hệ thống tiêu chuẩn được quốc tế công nhận.

Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu xác định các yêu cầu để đảm bảo các tuyên bố về nội dung đáng tin cậy cũng như các điều kiện làm việc tuân thủ xã hội trong chuỗi cung ứng. Nó cũng đảm bảo ít tác động đến môi trường và hóa chất nhất có thể.

Bộ tiêu chuẩn GRS thúc đẩy trong ngành tiến xa hơn nhằm đạt được tiến bộ về các mục tiêu bền vững. Chúng giúp xác định được các yêu cầu giúp công nhận trên toàn cầu nhằm đảm bảo cho tình trạng tái chế sử dụng hàng dệt may, da giày, vvv từ khâu thu hoạch nguyên liệ thô cho đến các sản phẩm cuối cùng.

Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu cung cấp một sự đảm bảo đáng tin cậy cho người tiêu dùng cuối cùng. Nó cho phép các nhà chế biến và nhà sản xuất dệt may xuất khẩu các loại vải và hàng may mặc tái chế của họ với một chứng nhận được chấp nhận ở tất cả các thị trường lớn.

GRS cũng là một tổ chức đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững. Nó thúc đẩy dệt may tái chế trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày, nâng cao đời sống con người và môi trường.


NỘI DUNG CHÍNH CỦA TIÊU CHUẨN GRS LÀ GÌ?

  1. Thông tin chung
  • Các định nghĩa
  • Hệ thống tài liệu
  • Nguyên tắc chứng nhận GRS
  • Yêu cầu về vật liệu tái chế
  • Yêu cầu về chuỗi cung ứng
  1. Yêu cầu xã hội
  • Chính sách xã hội
  • Yêu cầu xã hội
  1. Yêu cầu về môi trường
  • Hệ thống quản lý môi trường
  • Những yêu cầu về môi trường
  1. Yêu cầu về hóa chất
  • Quản lý hóa chất GRS
  • Các chất hóa học bị hạn chế trong GRS

Xem thêm Nội dung tiêu chuẩn GRS PDF – Global Recycle Standard 4.0 PDF


Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu đặt ra các yêu cầu xã hội về:

  • Chính sách xã hội
  • lưu trữ hồ sơ
  • cưỡng bức lao động
  • lao động trẻ em
  • tự do hiệp hội
  • phân biệt đối xử, quấy rối và lạm dụng
  • sưc khỏe va sự an toan
  • Tiền lương và phúc lợi
  • điều khoản việc làm
  • giờ làm việc

Sự tăng trưởng trong tiêu thụ sợi tái chế đòi hỏi các tiêu chí xử lý thống nhất áp dụng cho ngành dệt may toàn cầu. Và chứng chỉ GRS đã chứng minh tính khả thi trong thực tế của nó.

Chứng nhận GRS được quốc tế công nhận rộng rãi, tin cậy và tôn trọng bởi người tiêu dùng. Chúng xác minh hàm lượng tái chế của sản phẩm trong mỗi bước của chuỗi giá trị thông qua chứng nhận của bên thứ ba.

tiêu chuẩn tái chế toàn cầu grs


NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý TRONG BỘ TIÊU CHUẨN GRS 4,0

  1. Xác minh vật liệu tái chế

Vật liệu trong sản phẩm được xác minh để đáp ứng định nghĩa ISO về tái chế. Cả tài liệu trước khi tiêu dùng và sau khi tiêu dùng đều được chấp nhận.

  1. Sản xuất – kinh doanh có trách nhiệm

Sản xuất theo tiêu chuẩn GRS bắt buộc phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường và xã hội. Các hóa chất có khả năng gây hại không được phép sử dụng trên bất kỳ sản phẩm GRS nào. Ngoài ra, chứng nhận GRS đảm bảo nguồn gốc của vật liệu tái chế được công bố minh bạch trong mọi quy trình, từ người tái chế đến sản phẩm cuối cùng.

  1. Chứng nhận đáng tin cậy

Việc chứng nhận GRS sẽ do Tổ chức chứng nhận bên thứ ba được ủy quyền thực hiện, việc kiểm tra đánh giá sẽ được tiến hành trong từng giai đoạn của chuỗi cung ứng.

  1. Xây dựng uy tín và lòng tin cho khách hàng và đối tác

Các sản phẩm đáp ứng tất cả các yêu cầu sẽ được phép dán nhãn với sự xuất hiện của biểu tượng GRS. Đây là dấu hiệu để tạo dựng niềm tin ở khách hàng và các đôi tác.

  1. Đảm bảo giám sát của các bên liên quan

GRS được quản lý với đầu vào của các nhà tái chế, nhà cung cấp, nhà bán buôn và nhà bán lẻ từ mọi nơi trên thế giới, đảm bảo sự giám sát chặt chẽ của các bên liên quan


ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN TÁI CHẾ TOÀN CẦU GRS

Tiêu chuẩn Tái chế toàn cầu GRS (Global Recycle Standard) được áp dụng cho:

  • Tất cả các công ty sản xuất, kinh doanh các sản phẩm có sử dụng vật liệu tái chế.
  • Các tổ chức muốn xác minh thành phần tái chế của sản phẩm (cả thành phẩm và bán thành phẩm) cũng như để xác minh các hoạt động xã hội, môi trường và hóa chất có trách nhiệm trong sản xuất

GRS được phát triển từ ngành công nghiệp dệt, may, phụ kiện / công đoạn sản xuất hàng may mặc ... tuy nhiên tiêu chuẩn này cũng có thể được áp dụng cho các sản phẩm từ bất kỳ ngành công nghiệp nào.


SẢN PHẨM NÀO CÓ THỂ CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN TÁI CHẾ TOÀN CẦU GRS?

Tiêu chuẩn GRS bao gồm việc chế biến, sản xuất, đóng gói, ghi nhãn, kinh doanh và phân phối tất cả các sản phẩm có ít nhất 20% vật liệu tái chế trở lên. Phạm vi của các sản phẩm được chứng nhận được lấy cảm hứng từ, nhưng không giới hạn ở các sản phẩm dệt may, có thể kể tới:

  • Hàng may mặc tái chế, quần áo và các sản phẩm dệt may cuối cùng
  • Hàng dệt gia dụng tái chế
  • Vải tái chế
  • Sợi tái chế
  • Kim loại tái chế
  • Nhựa tái chế
  • Giấy tái chế

Đặc biệt, chỉ những sản phẩm có ít nhất 50% Nội dung tái chế mới đủ điều kiện để dán nhãn GRS trên sản phẩm.

→ Xem thêm Chứng nhận GRS


MỘT SỐ KHÁCH HÀNG CỦA KNA CERT TRIỂN KHAI 

  1. Công ty TNHH DK Vina

ĐÀO TẠO GRS

Công ty TNHH DK Vina là công ty 100% vốn đầu tư Hàn Quốc, được thành lập năm 2006, chuyên sản xuất gia công chỉ may, chỉ thêu các loại, công suất 1.300.000 cuộn giấy / tháng, cung cấp cho các nhãn hiệu như: Target, Uniqlo, Wal-mart, Kohls, Nike, ... Công ty có địa chỉ tại Lô D10 -D11, Khu Công Nghiệp Việt Hương 2, Xã An Tây, TX. Thị xã Bến Cát,Tỉnh Bình Dương


  1. Công ty TNHH Samil Vina

CÔNG TY TNHH SAMIL VINA

Công ty TNHH Samil Vina có địa chỉ tại KCN Long Thành, Xã Tam An, Huyện Long Thành, Đồng Nai. Công ty vốn đầu tư từ Hàn Quốc, chuyên sản xuất dệt nhuộm.


  1. Công ty TNHH Nhãn mác và bao bì Maxim Việt Nam

GRS

Tập đoàn Maximđược thành lập với vốn đầu tư của Islands, Mauritius, Hong Kong trụ sở chính đặt tại Islands, Mauritius, Hong Kong và 17 chi nhánh trên các quốc gia: Việt Nam, Anh, Mỹ, Bangladesh, Đài Loan, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan...

Tại Việt Nam , Công ty TNHH Nhãn mác và bao bì Maxim Việt Nam thành lập vào năm 2001 tại KCN Việt Nam – Singapore, tỉnh Bình Dương. Hiện nhà máy có quy mô lao động hơn 700 nhân viên, hoạt động theo nhiều tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo các điều kiện làm việc và yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Công ty Maxim Việt Nam chuyên cung cấp thẻ treo, nhãn in, nhãn dính, in nhiệt, RFID và bao bì cung ứng cho các nhãn hàng lớn trên thế giới như: C&A, GAP, NIKE, MANGO, H&M, TCP, PUMA, DISNEY, TESCO, M&S…


  1. Công ty TNHH Avery Dennison Vietnam

CÔNG TY LÀM GRS

Công Ty TNHH AVERY DENNISON RIS VIETNAM thành lập năm 2003 chuyên sản xuất nhãn mác, giấy in, cng cấp máy in,... Công ty đầu tư một cách nghiêm túc, toàn diện về sản phẩm, dịch vụ và cơ sở vật chất để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Xác định việc hỗ trợ giải pháp cho khách hàng là nhiệm vụ quan trọng của mình, Công ty luôn lắng nghe yêu cầu của khách hàng, để phối hợp với nhà sản xuất thiết kế những sản phẩm phù hợp, đảm bảo chất lượng, đa dạng với giá cả cạnh tranh.


  1. Công ty TNHH MTV Maxbond

Bên bạn muốn tư vấn ISO đúng không ạ ?

Công ty TNHH MTV Maxbond được thành lập vào năm 2007, trải qua 12 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các loại Mex dựng, keo hột, keo vải, keo mùng,.. Công ty chúng tôi không ngừng đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, phát huy sáng kiến, cải tiến, mẫu mã, đa dạng hóa nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa phương thức phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Đối tác khách hàng của Maxbond là: Gate one, Gloria Jeans, Columbia Sportswear Company, Nagaco, MInh Hoàng Garment JSC, Garment Sài Gòn, Công Ty Cổ Phần May Sông Hồng, Excel Tailoring,..


6: Công ty TNHH Dệt May Bắc Giang Việt Nam

Công ty TNHH Dệt May Bắc Giang Việt Nam

Công ty TNHH Dệt May Bắc Giang Việt Nam có địa chỉ tại Khu công nghiệp Texhong - Hải Hà, Xã Quảng Phong, Huyện Hải Hà, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Công ty chuyên sản xuất các mặt hàng dệt may và vải không dệt khác.


  1. Công ty TNHH Samsung Polymer Việt Nam

Công Ty TNHH Samsung Polymer (Việt Nam) chuyên sản xuất và cung cấp các loại nhựa PU dùng để sản xuất đế giày, giả da, chất chống dính, sơn PU. Công ty có địa chỉ tại Lô A8-1 KCN. Hiệp Phước, X. Long Thới, H. Nhà Bè,Tp. Hồ Chí Minh (TPHCM).


  1. Công ty cổ phần TCE VINA DENIM

Công ty cổ phần TCE VINA DENIM đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2014. Công ty chuyên sản xuất, gia công dệt, nhuộm và may mặc vải Denim. Nhà máy có vốn đầu tư chủ yếu từ tập đoàn TCE Corp Hàn Quốc. Công ty có địa chỉ tại Lô S6 + S7 Khu Công nghiệp Hoà Xá, Xã Mỹ Xá, Thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định.


  1. Công ty TNHH HI KNIT

Công ty TNHH HI KNIT

Công Ty TNHH Hi Knit có tên giao dịch là Hi Knit Co., Ltd, đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vải dệt kim, vải đan móc, vải không dệt,.. Công ty có địa chỉ tại KCN Nhơn Trạch 6, X. Long Thọ, H. Nhơn Trạch, Đồng Nai.


Để tìm hiểu thêm về Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với KNA Cert theo số hotline: 093.2211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com

 
✅⭐ Dịch vụ trọn gói 🔴 KNA CERT Cung cấp nhiều Dịch vụ trọn gói cho quý khách hàng !
✅⭐ Dịch vụ chuyên nghiệp 🔴 Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, KNA Cert cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng
✅⭐ Chứng chỉ Hợp Pháp 🔴 salesmanager@knacert.com 
✅⭐ Chi phí tốt ☎️ 093.2211.786

Chia sẻ

Tin liên quan