CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Tránh nhầm lẫn giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn

Theo quy định pháp luật, tiêu chuẩn khác quy chuẩn thế nào? Tiêu chuẩn có ý nghĩa gì đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng?


Tin Liên Quan:    Chứng nhận Hợp Chuẩn, Hợp Quy cho Doanh Nghiệp

khác nhau giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn Theo điều 3 của Luật Tiêu chuẩn và Quy Chuẩn kỹ thuật năm 2006 có nêu rõ hai khái niệm tiêu chuẩn và quy chuẩn. Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm , hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Khác với tiêu chuẩn thì Quy chuẩn chính là những quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá tình, môi trường của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.

Sự khác biệt lớn về Tiêu chuẩn và Quy chuẩn:

Theo đó sự khác biệt lớn nhất giữa hai khái niệm Tiêu chuẩn và Quy chuẩn chính là Tiêu chuẩn thực chất chỉ mang tính chất khuyến nghị, khuyến cáo, tự nguyện áp dụng. Còn quy chuẩn được cơ quan nhà nước ban hành, bắt buộc các doanh nghiệp phải áp dụng trong hoạt động sản xuất - kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác.

Tuy nhiên, việc một tiêu chuẩn được công bố và áp dụng cần phải xem xét kỹ về nhiều khía cạnh và có tính thực tiễn để áp dụng, bởi lẽ mục đích của tiêu chuẩn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của đối tượng áp dụng, cũng như nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Rõ ràng, với người dân nói chung, một sản phẩm được quảng cáo trên bao bì là đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) sẽ được tin tưởng hơn sản phẩm không có nhãn mác tương tự. Do đó, nếu tiêu chuẩn đưa ra không sát với thực tiễn và không thực hiện được sẽ vô tình làm giảm giá trị thương hiệu, giảm giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Ngoài ra, tiêu chuẩn quốc gia cũng là một trong các căn cứ để xây dựng quy chuẩn kỹ thuật mang tính bắt buộc. Vì vậy, nếu một quy chuẩn được áp dụng dựa trên các tiêu chuẩn không có tính thực tiễn, có thể xóa sổ đối tượng được áp dụng đó, gây nên thiệt hại lớn không chỉ cho nền kinh tế mà còn là vấn đề bản sắc văn hóa, truyền thống Việt Nam, như “nước mắm truyền thống”.

Với những lý do đó, Điều 13 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cũng quy định rõ tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên một hoặc những căn cứ sau: Tiêu chuẩn quốc tế, Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài; Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật; Kinh nghiệm thực tiễn; Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.

Theo khoản 3 Điều 6 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, một trong các nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật là phải bảo đảm sự tham gia và đồng thuận của các bên có liên quan.

Theo: VietQ.vn

Chia sẻ

Tin liên quan