CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Việt Nam cần sớm chọn cho mình chuẩn sạc xe điện

Sau nhiều vụ việc cháy nổ có liên quan đến xe điện thì các chuyên gia Việt Nam cần sớm chọn cho mình một chuẩn sạc xe điện có thể là CCS (châu Âu) và GB/T (Trung Quốc).



Chia sẻ về kinh nghiệm phát triển hệ thống hạ tầng cho xe điện, ông Wilmar Martinez, chuyên gia UNDP đến từ Đại học KU Leuven (Vương quốc Bỉ) cho biết, bản thân ông đã tiến hành khảo sát tại các nước như Thái Lan, Hàn Quốc và Đức. Qua khảo sát, thống kê được Thái Lan hiện có khoảng 1.600 trạm sạc (khoảng 4.500 cổng), Hàn Quốc đã có khoảng 200.000 cổng sạc, Đức có khoảng 90.000 trạm sạc. Các nước này đều chọn chuẩn sạc châu Âu (CSS) và riêng Đức, Thái Lan chọn thêm chuẩn CHAdeMO (Nhật Bản) cho sạc một chiều.

Hiện nay ở các nước có cách vận hành quản lý các sản phẩm sạc xe điện khá khác nhau. Tại Đức công ty tư nhân vận hành theo mô hình riêng, công ty nhà nước tuân thủ theo giá điện. Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ lớn nhất cho trạm sạc, còn tại Thái Lan áp dụng mô hình như Tesla, cung cấp sạc miễn phí khi mở cửa thị trường.

Theo ông Martinez, những điểm mấu chốt của các nước nói trên gồm triển khai cơ sở hạ tầng sạc, xây dựng tiêu chuẩn hóa, bố trí địa điểm sạc, nguồn và tốc độ sạc, quy định về sạc công cộng và sạc ở nhà riêng tư, chính sách tài chính và thuế để khuyến khích hạ tầng này.

Hiện nay có khoảng 5 tiêu chuẩn cho sạc xe điện đó là các tiêu chuẩn của châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và chuẩn toàn cầu (gồm châu Âu, dựa trên chuẩn do Tesla phát triển) dành cho 2 loại trụ sạc AC (xoay chiều) và DC (một chiều). Hầu hết các nước nói trên đều có có ban hành các quy chế, quy chuẩn về số lượng bộ sạc trên mỗi 100 km đường đi kèm số lượng bộ sạc nhanh. quy định kiểu đầu nối sạc. Đặc biệt, chính phủ nước này đều công bố ưu đãi thuế và hỗ trợ tài chính cụ thể.

Về khuyến nghị cho Việt Nam, chuyên gia Wilmar Martinez nêu 5 điểm trọng tâm. Trước hết Việt Nam cần sớm chọn cho mình một chuẩn sạc xe điện, có thể là CCS (châu Âu) và GB/T (Trung Quốc). Thứ hai là Chính phủ cần hỗ trợ mạnh mẽ các công ty sản xuất xe điện, đơn vị cung ứng trạm sạc và người dân. Thứ ba là ưu tiên hạ tầng sạc trên những tuyến đường có mật độ giao thông cao. Thứ tư là không khuyến khích xe động cơ đốt trong bằng cách tăng thuế diesel và xăng. Cuối cùng là đầu tư hạ tầng lưới điện để đáp ứng yêu cầu mở mang trạm sạc.

Bốn yếu tố trong chiến lược giai đoạn mới

Theo Trưởng tiểu ban truyền thông của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam-VAMA ông Đào Công Quyết cho rằng, với ô tô, chính sách vận dụng bằng giải pháp khuyến khích người dùng là tốt nhất. Còn theo nhận định cá nhân, ông Quyết cho rằng, khi có cạnh tranh về giá giữa xe điện và xe truyền thống, người tiêu dùng sẽ tự quyết định.

Ông Phan Lê Hoàng Linh, Trưởng phòng Chế tạo, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, chiến lược phát triển ngành ô tô giai đoạn mới mà Bộ đang xây dựng cần phù hợp nhiều yếu tố. Đầu tiên là chiến lược điện hóa của các hãng ô tô. Hiện nay, xu hướng chuyển đổi sang xe điện đang rất mạnh tại ba thị trường ô tô lớn nhất thế giới gồm Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Đơn cử như tại Trung Quốc, Chính phủ có chiến lược hướng đến ngành công nghệ cao, trong đó có phương tiện thông minh. Trong đó, xe điện chạy pin (BEV) có lợi thế nhất để chuyển đổi sang phương tiện thông minh.

Tuy nhiên, một số hãng xe thận trọng hơn cho rằng, việc vội vã chuyển sang xe BEV khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ có khả năng sẽ tạo ra "bong bóng" xe điện. Vì vậy, cần tiếp cận và có lộ trình phù hợp. Với riêng thị trường Việt Nam, hiện có rất nhiều hãng xe góp mặt và có quan điểm khác nhau trong việc chuyển đổi.

Thứ hai, việc chuyển đổi cần phù hợp nhu cầu sử dụng của người dân. Dải sản phẩm xe điện hóa đa dạng hơn sẽ mang đến nhiều lựa chọn và khoảng giá bán hơn. Ví dụ như xe thuần điện giá cao hoặc không có điều kiện sạc, người tiêu dùng có thể chọn xe điện hóa mức thấp hơn như hybrid và có giá rẻ hơn.

Thứ ba, việc chuyển đổi cần phù hợp với điều kiện phát triển hạ tầng trạm sạc tại Việt Nam. Một số hãng xe đang cố gắng triển khai nhanh nhưng để phủ rộng toàn quốc trong thời gian ngắn thì còn nhiều khó khăn. Cuối cùng, việc chuyển đổi phải phù hợp với lộ trình chuyển đổi năng lượng theo cam kết tại COP26 của Việt Nam.

Ông Linh cho biết thêm, các nhà sản xuất ô tô đã nhiều lần làm việc với Bộ Công thương và Bộ Tài chính để đề xuất mở rộng đối tượng xe điện hóa được ưu đãi, cũng như tính thuế theo mức phát thải CO2 của xe. Nếu có thể sẽ ghi nhận những đề xuất này vào chiến lược phát triển ngành ô tô Việt Nam.

>>> Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là gì ? 

Theo: VietQ.vn

Chia sẻ

Tin liên quan