KNA CERT đào tạo khóa học Kiểm soát chất lượng cho Công ty TNHH Sekonix Vina
SEKONIX VINA tham gia Khóa đào tạo "Kiểm soát chất lượng, sự tương tác với các quá trình trong tổ chức" và "Thực hành 3D5S" tại KNA CERT
Một thực tế tại Doanh Nghiệp là muốn tăng lợi nhuận thì ngoài việc tăng danh thu còn cần phải cắt giảm 7 loại lãng phí trong sản xuất cũng là yếu tố rất quan trọng. Việc nhận diện được các loại lãng phí chủ yếu là yếu tố giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn từ đó gia tăng lợi nhuận một cách bền vững.
>> Muốn tăng lợi nhuận thì bạn đừng nên bỏ qua điều này: https://knacert.com.vn/dao-tao-chung-nhan-iso-90012015
Theo nhiều nghiên cứu về lãng phí thì hiểu theo cách đơn giản, lãng phí là tất cả những gì "không đem lại giá trị". Trong Doanh Nghiệp, bất kỳ hoạt động nào, vật liệu nào hay một quy trình nào không tạo thêm giá trị cho doanh nghiệp đều được xem là dư thừa, lãng phí nên được ghi nhận và loại bỏ ngay.
Trên thực tế không có các hoạt động lãng phí nào đều được bỏ qua khỏi quá trình làm việc, trong số đó có các lãng phí rất cần thiết.
Có 2 loại lãng phí:
Lãng phí cần thiết: Không làm tăng giá trị, nhưng cần thiết để hoàn thành công việc một cách chất lượng. Như các hoạt động đào tạo thiết yếu, lập kế hoạch, báo cáo,...
Lãng phí không cần thiết: Không làm tăng giá trị và không cần thiết. Như những bước dư thừa, không mang lại giá trị trong quy trình nên được loại bỏ ngay lập tức.
Muda là một từ gốc Nhật có nghĩa là lãng phí. Muda là một khái niệm cơ bản trong Hệ thống sản xuất Toyota- Toyota Production System (TPS) và là một trong ba biến thể (Muda, Mura, Muri). Muda định nghĩa là 7 loại lãng phí bao gồm:
Việc Doanh Nghiệp phát hiện ra được 7 loại lãng phí là một điều cực kì quan trọng. Chúng giúp Doanh Nghiệp tìm ra được các khu vực có cơ hội cải tiến nhằm làm giảm các hoạt động một cách không có hiệu quả. Từ đó cải thiện được hiệu suất công việc của tổ chức bằng cách chỉ ra được những khu vực nào cần được cải tiến và đảm bảo được các mục tiêu.
Lãng phí xuất hiện tại khu vực nào?
Với 7 loại lãng phí trên nếu được nhận diện tại khu vực, bộ phận nào có thể giúp nâng cao hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, bộ phận hành chính và các phòng ban hỗ trợ có thể cũng có thể nhận được lợi ích từ phương pháp này.
Khi nào áp dụng phương pháp 7 lãng phí ?
Trên thực tế việc áp dụng khi nào tùy thuộc vào kế hoạch của doanh nghiệp. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia cần thực hiện áp dụng phương pháp 7 lãng phí càng sớm càng tốt. Khi doanh nghiệp chuẩn bị đi vào hoạt động là đã có thể lên dần phuong án thực hiện rồi.
Nguyên nhân và phương pháp loại bỏ 7 loại lãng phí?
Sau quá trình nghiên cứu thực tế hơn 100 doanh nghiệp, các chuyên gia KNA nhận thấy, hầu hết 7 loại lãng phí trên có nguyên nhân từ hành vi của con người phát sinh ra trong quá trình làm việc dù vô tình hay cố ý. , do đó, doanh nghiệp phải có biện pháp buộc người lao động phải làm việc theo nguyên tắc. Khi người lao động làm việc không theo nguyên tắc, hoặc làm vô nguyên tắc, chắc chắn sẽ gây ra sự lãng phí. Để giảm thiểu lãng phí, tổ chức cần có cơ chế thưởng phạt rõ ràng kết hợp với chương trình đào tạo hợp lý có thể là phương pháp hiệu quả để đạt được sự cải thiện nhanh chóng, mang lại hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp.
Đặc biệt, có công cụ hữu hiệu để nhận diện và loại bỏ lãng phí là Chương trình cải tiến hiện trường 5S, Kaizen đang được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm hiểu và triển khai áp dụng 5S, Kaizen tại Doanh nghiệp của mình.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn hình dung ra được 7 loại lãng phí (7 wastes of lean) để áp dụng tốt vào trong doanh nghiệp của mình. Mọi thắc mắc và muốn tư vấn cải thiện hiệu suất Doanh Nghiệp xin gửi đến KNA theo số Hotline: 093.2211.786