CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

6 ngành phải áp dụng ISO 9001 - KNA CERT

ISO 9001 là tiêu chuẩn mà mọi tổ chức từ sản xuất, kinh doanh cho tới các tổ chức hành chính công như bệnh viện, cơ quan thuộc quản lý nhà nước… đều có thể áp dụng để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng. Mọi người thường biết tới ISO 9001 là một tiêu chuẩn mang tính tự nguyện, tuy nhiên có một số ngành kinh doanh bắt buộc phải áp dụng và có chứng nhận ISO 9001. Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu về 6 ngành phải áp dụng ISO 9001 trong bài viết này. 


ISO 9001 là gì?

ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng. Nó được quản lý bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (gọi tắt là ISO). ISO 9001 là tiêu chuẩn ISO được sử dụng nhiều nhất trên toàn cầu.

Tiêu chuẩn ISO 9001 có thể áp dụng cho toàn bộ tổ chức và tất cả các quy trình kinh doanh của tổ chức đó. Bởi tiêu chuẩn này đề cập đến mọi lĩnh vực và phù hợp với mọi môi trường hoạt động. 

6 ngành phải áp dụng iso 9001

Các ngành phải áp dụng ISO 9001

Tại Việt Nam có một số ngành kinh doanh bắt buộc phải áp dụng ISO 9001. Dưới đây là 6 ngành nghề phải áp dụng ISO 9001:

1. Sản xuất phân bón

Đầu tiên là ngành sản xuất phân bón. Sản xuất phân bón là một trong những ngành quan trọng để phát triển nông nghiệp tại Việt Nam. Theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện việc sản xuất phân bón bắt buộc phải có hệ thống quản lý chất lượng được công nhận là phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương. 

Sản xuất phân bón nếu không tuân thủ quy định pháp luật, yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 thì sẽ rất dễ gây ra sai lầm như hàng hóa không đảm bảo chất lượng, mất uy tín thương hiệu... Cái giá của sai lầm này có thể đặc biệt nghiêm trọng. Do vậy, hoạt động sản xuất phân bón cần được quản lý rất chặt chẽ và phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật và tiêu chuẩn ISO 9001.

Tuân thủ ISO cũng là một công cụ tiếp thị tuyệt vời, cho thấy dấu hiệu về cam kết về chất lượng mà khách hàng tiềm năng muốn thấy ở doanh nghiệp.

2. Sản xuất thuốc trừ sâu

Sản xuất thuốc trừ sâu là lĩnh vực tiếp theo cần áp dụng ISO 9001. Tại khoản 6, Điều 3 của Nghị định 123/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong nông nghiệp đã nêu rõ: Điều kiện sản xuất thuốc trừ sâu có quy định các cơ sở sản xuất thuốc trừ sâu phải có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương do các tổ chức chứng nhận đã được đăng ký theo quy định của pháp luật phù hợp cấp.

Việc áp dụng ISO 9001 trong sản xuất thuốc trừ sâu mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

3. Kinh doanh xăng dầu

Ngành kinh doanh xăng dầu cũng bắt buộc phải áp dụng ISO 9001. Yêu cầu được quy định trong Thông tư 15/2015/TT-BKHCN về đo lường chất lượng kinh doanh xăng dầu và đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu tại Việt Nam.

Thông tư quy định, các đối tượng trong ngành kinh doanh xăng dầu bắt buộc phải xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015 hoặc hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành dầu khí ISO/TS 29001:2010. Cụ thể, các đối tượng này bao gồm thương nhân sản xuất, pha chế, thương nhân phân phối, doanh nghiệp nhập khẩu, tổng đại lý…

Quy định này không chỉ đảm bảo nền tảng vững chắc cho chất lượng xăng dầu được cung cấp ra thị trường mà còn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định liên quan trong ngành dầu khí. Việc áp dụng tiêu chuẩn như ISO 9001 hay ISO/TS 29001 không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là cơ hội để nâng cao hiệu suất, thúc đẩy sự phát triển lâu dài của ngành kinh doanh xăng dầu.

4. Sản xuất vật liệu xây dựng

Sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những ngành nghề yêu cầu phải áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001. Tiêu chuẩn này cung cấp nguyên tắc và yêu cầu cụ thể để thiết lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp nhằm sản xuất ra các sản phẩm vật liệu xây dựng chất lượng, bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp. 

Bộ Xây dựng đã ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 16:2019/BXD về sản phẩm và hàng hóa vật liệu xây dựng, đi kèm với đó là Thông tư số 19/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019, trong đó, quy định rõ ràng về việc công bố yêu cầu hợp quy cho các sản phẩm và hàng hóa vật liệu xây dựng, đồng thời đặt ra các điều kiện cần thiết nếu doanh nghiệp sản xuất muốn công bố hợp quy. Cụ thể tổ chức phải duy trì tính ổn định của hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 để đáp ứng yêu cầu hợp quy. 

6 ngành phải áp dụng iso 9001

Việc áp dụng ISO 9001 trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng rất có ý nghĩa vì lĩnh vực này phải đối mặt với nhiều yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và quy định mà việc tuân thủ ISO có thể đáp ứng được. Tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 9001 cho phép các công ty này giảm đáng kể chi phí lãng phí và sản phẩm lỗi. Ngoài ra, chứng nhận ISO 9001 còn giúp cho doanh nghiệp xây dựng mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ trong nước và quốc tế.

5. Đăng kiểm xe cơ giới

Đăng kiểm xe cơ giới là lĩnh vực tiếp theo phải áp dụng ISO 9001. Theo Thông tư số 59/2013/TT-BGTVT quy định về việc thành lập và hoạt động trung tâm đăng kiểm xe cơ giới có hiệu lực từ ngày 01/04/2014; Khoản 9, điều 8, Trách nhiệm của trung tâm trong hoạt động kiểm định quy định: Chậm nhất sau 18 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận hoạt động kiểm định xe cơ giới, phải có chứng chỉ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.

Việc áp dụng ISO 9001 giúp đảm bảo chất lượng hoạt động của trung tâm đăng kiểm, góp phần đảm bảo an toàn giao thông, nâng cao chất lượng dịch vụ và xây dựng uy tín cho trung tâm.

6. Tổ chức hành chính công

Cuối cùng, các tổ chức hành chính công cũng cần thực hiện áp dụng ISO 9001. Bởi vì tổ chức hành chính công phải thực hiện các quy trình thống nhất nên việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng dựa trên những nguyên tắc quản lý chất lượng cơ bản của ISO 9001 là hoàn toàn hợp lý. Mục tiêu chính là tạo ra một môi trường làm việc khoa học, có hệ thống, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu từ nhân dân, pháp luật và của chính tổ chức đó.

Áp dụng và tuân thủ ISO 9001 không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn củng cố mối quan hệ giữa nhà nước và người dân. Quyết định 19/2014/QĐ-TTg, do Thủ tướng Chính phủ ban hành, là một quyết định quan trọng tác động tới việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 trong các tổ chức, cơ quan thuộc hệ thống hành chính Nhà nước Việt Nam.

6 ngành phải áp dụng iso 9001

Theo quyết định này, các cơ quan hành chính nhà nước phải xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 và phải cải tiến liên tục hệ thống này. Điều này không chỉ giúp cải thiện hiệu suất của các hoạt động hành chính mà còn đảm bảo sự minh bạch, chính trực và hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ cho cộng đồng.

KẾT BÀI:

Trên đây là những thông tin bổ ích mà KNA CERT chia sẻ cho bạn đọc về 6 ngành phải áp dụng ISO 9001. Nếu tổ chức đang gặp khó khăn trong việc triển khai và áp dụng chứng nhận ISO 9001, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ chi tiết về dịch vụ:

  • Công ty TNHH Chứng nhận KNA 
  • Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco, 266 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội
  • Hotline: 0932.211.786 
  • Email: salesmanager@knacert.com
Chia sẻ

Tin liên quan