Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 không yêu cầu cụ thể về số lượng các quy trình mà tổ chức cần xây dựng. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn, tổ chức cần xây dựng và thực hiện các quy trình cần thiết cho các hoạt động chính trong hệ thống quản lý chất lượng của mình. Hãy đọc bài viết dưới đây của KNA CERT để tìm hiểu về các quy trình cần thiết của ISO 9001:2015.
Quy trình ISO 9001:2015 là gì?
Theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, quy trình là cách thức xác định nhằm thực hiện một hoạt động hay quá trình nào đó.
Để đạt được mục tiêu chung của tổ chức/doanh nghiệp thì việc thiết lập, xây dựng, sở hữu một quy trình phù hợp có ý nghĩa hỗ trợ vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các quá trình. Các quá trình là những hoạt động liên quan, có sự tương tác với nhau để biến đầu vào thành đầu ra như dự kiến.
Trong hệ thống quản lý chất lượng, quy trình đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính nhất quán, hiệu quả và tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn.
Các quy trình cần thiết của ISO 9001:2015
-
Quy trình kiểm soát tài liệu
ISO 9001 yêu cầu các tổ chức phải thiết lập kiểm soát thích hợp đối với các tài liệu bao gồm việc sử dụng các mẫu thủ tục. Để đáp ứng các yêu cầu về tài liệu và theo dõi việc cung cấp thông tin, sản phẩm và dịch vụ. Quy trình đảm bảo rằng mọi người trong tổ chức đều có quyền truy cập vào các tài liệu hướng dẫn chính xác và mới nhất.
Một số khía cạnh kiểm soát tài liệu cần xem xét bao gồm:
- Vị trí: Đâu là nơi tổ chức lưu trữ và bảo quản tài liệu của mình. Có thể là hệ thống cơ sở dữ liệu cục bộ, tủ, máy chủ chung hoặc hệ thống dựa trên web.
- Phân phối: Tổ chức xác định ai sẽ phân phối tài liệu cho các bên liên quan.
- Bảo mật tài liệu: Điều quan trọng là phải đảm bảo tài liệu của tổ chức được an toàn trước các yếu tố như vi phạm dữ liệu, hỏa hoạn hoặc trộm cắp.
- Xác thực tài liệu: Tổ chức cần có kế hoạch rõ ràng về cách xác định tính hợp lệ của tài liệu.
-
Quy trình kiểm soát hồ sơ
Tiêu chuẩn IS0 9001 yêu cầu các tổ chức phải thiết lập một quy trình thông tin dạng văn bản để kiểm soát việc nhận dạng, lưu trữ, lưu giữ, bảo vệ, xử lý và truy xuất hồ sơ, bao gồm hồ sơ thiết kế. Mục đích chính của quy trình là để chứng minh sự tuân thủ và tăng cường khả năng truy cập dữ liệu nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh.
-
Quy trình đánh giá nội bộ
Quy trình đánh giá nội bộ ISO 9001 là việc đánh giá hiệu quả và hiệu suất của Hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức. Các khía cạnh được đánh giá có thể là: đánh giá hoạt động thiết kế và phát triển sản phẩm, đánh giá và theo dõi sự hài lòng của khách hàng,... Ví dụ, đánh giá nội bộ là sẽ kiểm tra nhân viên của tổ chức áp dụng và tuân thủ các yêu cầu Hệ thống quản lý chất lượng như thế nào?
Đánh giá nội bộ giúp xác định và giảm thiểu rủi ro có thể ảnh hưởng đến việc tuân thủ các các yêu cầu của tổ chức. Đánh giá nội bộ cũng chứng minh hiệu suất của tổ chức bằng cách kiểm tra hiệu quả của các biện pháp đánh giá nội bộ trong các lĩnh vực như quản trị, kế toán và báo cáo tài chính,..
-
Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp
Hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức phải bao gồm các quy trình để xác định và sửa chữa các đầu ra không phù hợp hoặc kém chất lượng. Các sản phẩm không phù hợp có thể được xác định nội bộ thông qua đánh giá nội bộ hoặc được xác định từ bên ngoài bởi khách hàng hoặc các bên liên quan khác. Quy trình kiểm soát đầu ra không phù hợp nhằm loại bỏ việc cung cấp hoặc tiêu thụ các sản phẩm/dịch vụ không phù hợp với các yêu cầu chất lượng đã chỉ định.
-
Quy trình hành động khắc phục
Quy trình hành động khắc phục bao gồm việc xác định vấn đề, nguyên nhân, hạn chế và xây dựng các hành động phù hợp để ngăn chặn những rủi ro xảy ra lần nữa. Quy trình này giúp cải thiện hiệu suất chung của doanh nghiệp bằng cách tìm kiếm và khắc phục các lỗi sai có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
-
Quy trình hành động phòng ngừa
Quy trình hành động phòng ngừa là một quy trình nhằm mục đích loại bỏ mọi nguyên nhân tiềm ẩn gây ra sự không phù hợp, đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ của tổ chức bạn. Quy trình này bao gồm việc đề xuất các hành động phù hợp để ngăn ngừa các rủi ro cụ thể và do đó giảm thiểu rủi ro tái diễn. Trong Điều khoản 8.5.3 của ISO 9001:2015 yêu cầu các tổ chức phải lập tài liệu về các biện pháp phòng ngừa được đề xuất.
Cách viết các quy trình cần thiết của ISO 9001:2015
Bước 1: Xác định mục đích và phạm vi của quy trình
Bước đầu tiên là xác định lĩnh vực kinh doanh của bạn mà quy trình sẽ bao gồm và mục đích của nó. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách xem xét các yêu cầu ISO 9001 hiện hành và các mục tiêu dài hạn.
Đánh giá này cần xem xét phạm vi của QMS và các luật và quy định hiện hành. Cũng quan trọng là phải đánh giá mọi rủi ro tiềm ẩn liên quan đến các hoạt động đó. Ngoài ra, cần cân nhắc đến các nguồn lực có sẵn và các hoạt động khác cần thiết để hoàn thành quy trình thành công.
Bước 2: Thiết lập quy trình dựa trên hoạt động kinh doanh
Tổ chức cần xác định, phân tích các vấn đề nội bộ và bên ngoài (Bối cảnh kinh doanh) có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức cũng như nhu cầu của các bên liên quan. Để giúp tổ chức có thể xác định những rủi ro và cơ hội có ảnh hưởng đến việc viết và vận hành quy trình. Từ đó, tổ chức có thể thiết lập quy trình phù hợp với các hoạt động của tổ chức.
Bước 3: Thu thập thông tin quy trình
Các quy trình theo ISO 9001:2015 của tổ chức sẽ cần một cấu trúc tài liệu toàn diện nêu chi tiết tất cả các yêu cầu của quy trình. Thu thập tất cả thông tin liên quan đến quy trình là rất quan trọng. Các thông tin của quy trình có thể bao gồm: tài nguyên, hoạt động, đầu vào, đầu ra và cá nhân chịu trách nhiệm cho từng hoạt động. Các phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin có thể bao gồm sơ đồ luồng và 5W.
5W- 5 câu hỏi bao gồm:
- Why: Tại sao quy trình này lại quan trọng?
- When: Các hoạt động diễn ra khi nào?
- Where: Các hoạt động diễn ra ở đâu?
Bước 4: Phát triển cấu trúc tài liệu cho các quy trình
Tổ chức cần tạo ra một cấu trúc tài liệu chuẩn, đây có thể là một mẫu thủ tục tài liệu. Cấu trúc tài liệu phải kết hợp tất cả các yêu cầu của ISO 9001, chẳng hạn như các điều khoản ISO 9001:2015 và các tiêu chuẩn liên quan khác. Cấu trúc tài liệu có thể bao gồm những nội dung sau:
- Các thuật ngữ và định nghĩa
- Thông tin tài liệu được lưu trữ
Bước 5: Viết quy trình theo ISO 9001:2015
Khi doanh nghiệp đã thu thập các thông tin đầy đủ, cần xác định rõ quy trình cần xây dựng cùng với mục đích, giới hạn rõ ràng. Có như vậy thì doanh nghiệp mới có thể tiến hành viết quy trình ISO 9001:2015 cho hệ thống của mình. Người ghi chép, xây dựng quy trình này có thể là các chuyên gia, hay những người có chuyên môn,..
Quy trình cần viết ngắn gọn, dễ hiểu, không lạm dụng thuật ngữ chuyên môn hay thêm các chi tiết phức tạp, thừa thãi, tạo sự khó hiểu, nhầm lẫn cho người sử dụng. Điều này khiến các quy trình cồng kềnh, không đạt được hiệu quả như ý muốn và khó truyền đạt nội dung của quy trình tới nhân viên của tổ chức.
Bước 6: Theo dõi, xem xét và cập nhật quy trình
Tổ chức cần theo dõi và xem xét quy trình thường xuyên để đảm bảo tính cập nhật và phù hợp. Thực hiện các điều chỉnh hoặc cập nhật cần thiết cho quy trình và thông báo cho các bên liên quan khác.
Những lợi ích khi xây dựng các quy trình iso 9001
- Giúp tối ưu hoá quy trình làm việc
- Giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng của công việc.
- Giảm thiểu lỗi sai có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của chức.
- Kiểm soát tiến độ của công việc.
- Giúp nhân viên có thể hiểu rõ về quy trình làm việc do cấp trên yêu cầu.
- Hỗ trợ công tác đào tạo những nhân viên mới một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Tạo ra đội ngũ nhân viên được đồng đều về năng lực.
Hy vọng bài viết này của KNA CERT đã cung cấp thông tin hữu ích cho quý doanh nghiệp về “Các quy trình cần thiết của ISO 9001:2015”. Nếu quý doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc triển khai các quy trình ISO 9001 trên xin vui lòng liên hệ với KNA CERT theo thông tin địa chỉ dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất:
- Công ty TNHH Chứng nhận KNA
- Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco, 266 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội
- Email: salesmanager@knacert.com