CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA 

"Quality Innovation"

Các tiêu chuẩn Châu Âu dành cho sản phẩm có thể phân hủy sinh học

Hiện nay, nhựa phân hủy sinh học là loại vật liệu được sử dụng phổ biến để sản xuất các đồ dùng một lần, chẳng hạn như bao bì, thìa bát, dao kéo, hộp đựng thực phẩm, chai lọ và các sản phẩm tiêu dùng khác. Kết quả khảo sát được công bố vào ngày 16/7/2019 về “Thái độ và hành vi của người dân liên quan tới rác thải thực phẩm, bao bì và bao bì nhưa” tại Vương quốc Anh cho thấy: 77% người dân tin rằng bao bì nhựa có thể phân hủy tốt hơn cho môi trường so với các loại bao bì khác.


>> Chứng nhận OK Compost


TIÊU CHUẨN CHO SẢN PHẨM CÓ THỂ PHÂN HỦY SINH HỌC 

ĐẶT VẤN ĐỀ VỀ TIÊU CHUẨN CHO SẢN PHẨM PHÂN HỦY SINH HỌC

Về lý thuyết, tất cả các vật liệu đều có khả năng phân hủy sinh học, cho dù phải mất vài tuần hay một triệu năm để phân hủy hoàn toàn thành chất hữu cơ và khoáng chất. Do vậy, nếu các công ty chỉ tuyên bố các sản phẩm “có thể phân hủy sinh học” mà không nêu rõ thời gian và các ràng buộc về môi trường thì đó là thông tin thiếu minh bạch, thậm chí sai lệch cho người tiêu dùng. Sự thật đằng sau các tuyên bố chung chung là chất thải có thể không được xử lý đúng cách gây ảnh hưởng không tốt tới việc quản lý chất thải và môi trường.

Các công ty đáng tin cậy là những công ty truyền đạt các thông tin về phân hủy sinh học một cách cụ thể đối với sản phẩm của họ, nhấn mạnh rằng sản phẩm đó trên thực tế có thể phân hủy sinh học theo các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.

CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN HỦY SINH HỌC

Vậy để đáp ứng các yêu cầu về phân hủy sinh học, doanh nghiệp cần tuân thủ những tiêu chuẩn nào? Làm thế nào để người tiêu dùng có thể chắc chắn rằng các sản phẩm tuyên bố “phân hủy sinh học” thực sự có thể phân hủy sinh học? Các nội dung tiếp theo đây sẽ giải đáp thắc mắc cho độc giả. Trước khi bắt đầu, chúng ta cần hiểu một số thuật ngữ liên quan.

  1. Định nghĩa về phân hủy sinh học

Theo tài liệu ““Tổng quan về Polyolefin có thể phân hủy và phân hủy sinh học” của tác giả Ammala, Anne (2011), định nghĩa khoa học về khả năng phân hủy sinh học như sau: “Những vật liệu là một phần từ chu trình bẩm sinh của trái đất như chu trình cacbon và có khả năng phân hủy trở lại thành các nguyên tố tự nhiên”

“Nhựa sinh học” và “nhựa phân hủy sinh học” tương tự nhau nhưng chúng không đồng nghĩa. Nhựa sinh học được làm từ các chất sinh học chứ không phải dầu mỏ nhưng không phải tất cả nhựa sinh học đều có thể phân hủy sinh học hiếu khí.

sản phẩm có thể phân hủy sinh học

Tiêu chuẩn ISO 14855 về Xác định khả năng phân hủy sinh học hiếu khí hoàn toàn của vật liệu chất dẻo trong các điều kiện của quá trình tạo compost được kiểm soát, định nghĩa khả năng phân hủy sinh học là “Khả năng phân hủy sinh học hiếu khí trong các điều kiện ủ phân có kiểm soát”

Thách thức đối với cả nhựa phân hủy sinh học và nhựa sinh học là không có ràng buộc về thời gian hoặc môi trường và đây là lý do tại sao định nghĩa về nhựa có thể phân hủy lại rất quan trọng.

  1. Định nghĩa về các sản phẩm có thể phân hủy

Theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ ASTM D 6002, định nghĩa dùng trong ngành công nghiệp nhựa về có thể phân hủy là “Chất có khả năng bị phân hủy sinh học trong khu vực làm phân trộn, dù không thể phân biệt được bằng mắt thường có thể phân hủy thành carbon dioxide, nước, các hợp chất vô cơ và sinh khối với tốc độ phù hợp”

CÁC TIÊU CHUẨN VỀ VẬT LIỆU CÓ THỂ PHÂN HỦY SINH HỌC VÀ CÓ THỂ PHÂN HỦY Ở CHÂU ÂU

  1. Tiêu chuẩn Châu Âu về nhựa có thể phân hủy sinh học là CEN / TR 159325

Tiêu chuẩn này tuyên bố rằng các đặc tính của chất tạo màng sinh học và nhựa sinh học có thể được áp dụng cho:

  • Chất dẻo sinh học hoặc chất sinh học, liên quan đến nguồn gốc của nguyên liệu thô (nguồn có thể tái tạo).
  • Chất dẻo phân hủy sinh học, xét về chức năng của chúng.
  • Chất dẻo tương thích sinh học, về khả năng tương thích với cơ thể người hoặc động vật (chỉ dành cho ứng dụng y tế).
  1. Tiêu chuẩn của Liên minh Châu Âu về phân có thể phân hủy (EN 13432:20006 cho bao bì và EN 14995: 20067 cho sản phẩm không bao bì)

Tiêu chuẩn này đặt ra bốn tiêu chí cho sản phẩm về:

  • Thành phần hóa học: Nên hạn chế chất bay hơi và kim loại nặng cũng như Flo.
  • Phân hủy sinh học: Chuyển hóa > 90% nguyên liệu ban đầu thành CO2, nước và khoáng chất bằng các quá trình sinh học trong vòng 6 tháng.
  • Khả năng phân hủy: Ít nhất 90% khối lượng ban đầu phải được phân hủy thành các hạt có thể lọt qua sàng 2 × 2 mm.
  • Chất lượng: Không có chất độc hại và các chất khác cản trở quá trình ủ phân.
  1. Tiêu chẩn UNE-EN 13432

Tiêu chuẩn này được sử dụng để đánh giá những gì có thể và không thể đi đến thùng chứa hữu cơ (có thể phân hủy). NE-EN 13432 quy định các đặc tính của thùng chứa và bao bì có thể phân hủy, những thứ có thể được tái chế, chẳng hạn như chất hữu cơ, thông qua quá trình ủ phân và phân hủy kỵ khí. Các quy định này bao gồm cả bao bì và bao bì bằng nhựa và vật liệu lignocellulosic (làm từ gỗ tự nhiên). Các vật liệu nhựa không được sử dụng làm thùng chứa hoặc bao bì, chẳng hạn như nhựa dùng trong nông nghiệp hoặc túi để thu gom chất thải, không nằm trong phạm vi của quy định.Tất cả các tiêu chí trong tiêu chuẩn phải được đáp ứng để một vật liệu được coi là có thể phân hủy được.

sản phẩm có thể phân hủy sinh học

  1. Tiêu chuẩn ISO 17088:2021 Nhựa – Tái chế hữu cơ – Thông số kỹ thuật cho nhựa có thể phân hủy

Tiêu chuẩn này quy định các thủ tục và yêu cầu đối với chất dẻo và các sản phẩm làm từ chất dẻo thích hợp để thu hồi thông qua tái chế hữu cơ. Bốn khía cạnh sau cần giải quyết:

  • Sự phân hủy trong quá trình ủ phân
  • Phân hủy sinh học hiếu khí cuối cùng;
  • Không có tác động xấu của phân trộn đối với các sinh vật trên cạn;
  • Kiểm soát các thành phần

Bốn khía cạnh này phù hợp để đánh giá ảnh hưởng đến quá trình ủ phân công nghiệp.

  1. Tiêu chuẩn OK COMPOST

Tiêu chuẩn OK Compost là tiêu chuẩn hàng đầu thế giới để xác minh và đánh giá chứng nhận cho các sản phẩm có khả năng phân hủy trong môi trường thiên nhiên và không để lại các tác nhân gây hại cho môi trường. OK Compost được xây dựng bởi tổ chức TUV Austria nhằm xác định khả năng phân hủy sinh học và khả năng phân hủy của nhựa nói riêng.

DOANH NGHIỆP CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐẢM BẢO SẢN PHẨM PHÂN HỦY SINH HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CÁC TIÊU CHUẨN?

Hiệp hội Nhựa sinh học Châu Âu (European Bioplastics) khuyến cáo rằng người dùng thương mại và các nhà bán lẻ nên hỏi nhà phân phối về chứng nhận sản phẩm của họ và yêu cầu số chứng nhận. Chứng nhận đảm bảo tính an toàn cao của sản phẩm và cũng cho phép sản phẩm được gắn một nhãn hợp lệ. Giấy chứng nhận là bằng chứng minh thông tin sản phẩm minh bạch hơn đối với người tiêu dùng.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGƯỜI TIÊU DÙNG CÓ THỂ PHÂN BIỆT ĐƯỢC SẢN PHẨM PHÂN HỦY SINH HỌC VỚI SẢN PHẨM THÔNG THƯỜNG?

Việc ghi nhãn rõ ràng, dễ nhìn thấy của tất cả các loại nhựa có thể phân hủy được là rất quan trọng để công chúng có thể dễ dàng phân biệt các sản phẩm. Người tiêu dùng có thể căn cứ vào các logo, nhãn dán, thông tin có trên sản phẩm để lựa chọn đúng những hàng hóa có thể phân hủy sinh học.

KẾT LUẬN

Nhu cầu sử dụng các sản phẩm phân hủy sinh học ngày càng lớn. Mặc dù bản thân thuật ngữ này còn mơ hồ nhưng ngày nay vẫn có nhiều tiêu chuẩn của Châu Âu dành cho những sản phẩm  có thể được coi là nhựa phân hủy sinh học. Điều quan trọng là các công ty, nhãn hiệu và hoạt động tiếp thị phải tuân theo các tiêu chuẩn này để đảm bảo rằng người tiêu dùng hiểu đúng  ý nghĩa của chúng.


Quý Doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm về chứng nhận OK Compost tại đây. https://tinyurl.com/yw5j7a4w

Để được tư vấn về chứng nhận OK Compost, vui lòng liên hệ với KNA Cert theo số Hotline: 093.2211.786 để được hỗ trợ chuyên nghiệp nhất !

Chia sẻ

Tin liên quan