Lịch sử hình thành và phát triển của ISO 22000
Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng tăng cao. ISO 22000 trở thành một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong ch...
Để một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được cấp giấy chứng nhận hợp quy thì sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó phải trải qua phương thức đánh giá. Phương thức 7 là một trong 2 phương thức được sử dụng phổ biến nhất khi chứng nhận hợp quy.
Chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 là hoạt động đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hay không. Mẫu sản phẩm sẽ được lấy ra từ lô hàng hóa để kiểm nghiệm
Tất cả các doanh nhiệp, đơn vị, cơ sở sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có thể gây mất an toàn, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, tác động xấu tới môi trường khi sử dụng, vận chuyển hoặc bảo quản đều phải chứng nhận hợp quy. Phương thức 7 là phương thức chuyên dùng cho các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam.
Bước 1: Lấy mẫu kiểm nghiệm
Sử dụng phương pháp xác suất thống kê để lựa chọn mẫu nhằm đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ lô hàng. Chú ý lấy đủ mẫu để tiến hành thử nghiệm và lưu giữ.
Bước 2: Tiến hành kiểm nghiệm mẫu
Kiểm nghiệm mẫu tại phòng thử nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động. Quy trình kiểm nghiệm căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của từng loại sản phẩm
Bước 3: Thẩm định kết quả đánh giá sản phẩm
Bước 4: Công bố kết quả kiểm nghiệm
Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 chỉ có hiệu lực với lô hàng hóa đã được kiểm nghiệm mà thôi
Doanh nghiệp cần xác định sản phẩm xin cấp chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 có đầy đủ các đặc điểm phù hợp với phương thức đánh giá này bởi mỗi phương thức của chứng nhận hợp quy sẽ có những đặc điểm riêng phù hợp với từng nhóm đối tượng.