Đào tạo RBA Code of Conduct 8.0 cho Công ty TNHH Luxshare-ICT (Việt Nam)
Là khách hang quen thuộc của KNA Cert. Công ty TNHH Luxshare-ICT (Việt Nam) mới đây đã chọn lựa KNA Cert làm đơn vị đào tạo RBA Code of Conduct 8.0 cho cán bộ n...
Đánh giá rủi ro môi trường là một trong những yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001. Quy trình đánh giá rủi ro môi trường giúp các tổ chức nhận diện và quản lý các mối nguy có thể ảnh hưởng đến môi trường. Đây không chỉ là hoạt động quan trọng đảm bảo tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn mà còn giúp cải thiện hiệu quả quản lý môi trường. Trong bài viết này, KNA Cert sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về lợi ích khi thực hiện đánh giá rủi ro môi trường cũng như hướng dẫn cụ thể về cách tiến hành hoạt động này. Bằng cách hiểu rõ quy trình đánh giá rủi ro, các doanh nghiệp có thể chủ động phòng ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và bảo vệ môi trường bền vững.
Đánh giá rủi ro môi trường là quá trình xác định, phân tích, và đánh giá các mối nguy tiềm ẩn có thể gây hại cho môi trường, từ đó đề xuất và thực hiện các biện pháp kiểm soát để giảm thiểu tác động tiêu cực. Quá trình này giúp tổ chức tuân thủ yêu cầu pháp lý, cải thiện quản lý môi trường, và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Rủi ro là khả năng xảy ra một tác động tiêu cực trực tiếp hoặc gián tiếp đối với môi trường hoặc sức khỏe con người. Việc đánh giá rủi ro môi trường nên được thực hiện thông qua một cách tiếp cận có hệ thống. Quá trình đánh giá giúp chúng ta xác định được các biện pháp khắc phục hoặc loại bỏ các yếu tố gây hại cho môi trường và ngăn chặn hoặc giảm thiểu thiệt hại sinh thái có thể xảy ra.
Nhận diện các yếu tố tiềm ẩn có thể gây tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người, bao gồm các chất ô nhiễm, sự cố ngoài ý muốn, hoặc hoạt động của con người.
Nhờ có quy trình đánh giá rủi ro môi trường, doanh nghiệp có thể triển khai những giải pháp nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu những tác động tiêu cực tiềm tàng, từ đó bảo vệ môi trường và con người khỏi các rủi ro có thể xảy ra.
Quy trình đánh giá rủi ro môi trường giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn sự suy thoái môi trường do hoạt động của con người. Điều này đảm bảo cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ nguồn tài nguyên cho thế hệ hiện tại và tương lai, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững trong dài hạn.
Xác định được rủi ro môi trường là gì tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường. Nhờ vậy, doanh nghiệp cũng tăng khả năng tuân thủ các tiêu chuẩn về quản lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm, sử dụng tài nguyên bền vững và duy trì an toàn cho hệ sinh thái.
Việc thực hiện đầy đủ các yêu cầu pháp luật không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn giúp doanh nghiệp tránh các rủi ro pháp lý, chẳng hạn như bị phạt tiền, đình chỉ hoạt động hoặc gặp khó khăn trong việc cấp phép hoạt động. Đồng thời, tuân thủ pháp luật cũng góp phần xây dựng hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng từ cộng đồng và các bên liên quan.
Bảo vệ con người và hệ sinh thái là một trong những điều vô cùng quan trọng. Những thảm họa do con người gây ra như rò rỉ khí gas, tràn dầu, và cháy nổ công nghiệp gây thương tích, tử vong, suy thoái môi trường, và hàng loạt vấn đề kinh tế - xã hội. Doanh nghiệp có thể giảm khả năng xảy ra những sự việc không tốt kia xảy ra bằng cách thực hiện đánh giá rủi ro môi trường thường xuyên.
Dưới đây là các loại rủi ro môi trường mà các tổ chức, đặc biệt là những tổ chức trong các ngành công nghiệp có quy định nghiêm ngặt, cần chú ý:
Đây là những rủi ro liên quan đến các hóa chất độc hại hoặc nguy hiểm có thể gây ra tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường. Thực tế, việc tiếp xúc với các hóa chất độc hại như kim loại nặng, thuốc trừ sâu, hoặc các chất ô nhiễm công nghiệp có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như bệnh ung thư, tổn thương cơ quan nội tạng, hoặc dị ứng. Tai nạn hóa học có thể xảy ra khi các hóa chất này bị rò rỉ hoặc tiếp xúc không an toàn.
Những rủi ro liên quan đến các yếu tố vật lý có thể ảnh hưởng rất xấu đến con người và môi trường. Một số mối nguy vật lý chúng ta thường thấy bao gồm ô nhiễm tiếng ồn, bức xạ ion hóa (như từ các thiết bị hạt nhân hoặc máy móc công nghiệp), và các trường điện từ. Những yếu tố này có thể gây ra tổn thương sức khỏe, như bệnh do bức xạ, vấn đề thính giác do tiếng ồn, và các vấn đề khác liên quan đến sự tiếp xúc với các yếu tố vật lý này.
Những vi sinh vật, sinh vật sống, hoặc các yếu tố sinh học có thể gây hại cho sức khỏe con người hoặc hệ sinh thái được coi là mối nguy sinh học. Một số vi khuẩn gây bệnh, virus, nấm, hoặc các loài xâm lấn có thể làm hỏng môi trường sống tự nhiên hoặc gây bệnh cho con người và động vật. Mối nguy sinh học có thể dẫn đến các dịch bệnh nghiêm trọng hoặc sự phá hủy các hệ sinh thái tự nhiên.
Sự phá hủy môi trường sống là tình trạng môi trường sống của các loài sinh vật bị phá hủy hoặc thay đổi một cách tiêu cực do hoạt động của con người. Sự phá hủy môi trường sống có thể dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học, mất mát các loài động thực vật, và làm tổn hại đến sự cân bằng của các hệ sinh thái.
Trước hết, doanh nghiệp cần làm rõ vấn đề môi trường cụ thể phải giải quyết là gì. Điều này bao gồm việc hiểu bối cảnh, phạm vi và mục tiêu của quá trình đánh giá.
Tiếp đến, doanh nghiệp cần xác định được các yếu tố có thể gây hại cho môi trường hoặc sức khỏe con người. Những yếu tố này có thể bao gồm hóa chất độc hại, ô nhiễm không khí, hay sự phá hủy môi trường sống.
Sau khi đã xác định được những yếu tố gây hại cho môi trường, doanh nghiệp cần mô tả chi tiết các đặc điểm, tính chất của từng mối nguy, như loại hóa chất, đặc tính vật lý, hoặc vi sinh vật gây bệnh. Từ đó, ta có thể xác định mức độ nghiêm trọng của các mối nguy đối với sức khỏe con người và môi trường.
Ở bước này, doanh nghiệp cần phân tích cách và mức độ tiếp xúc của các đối tượng (như con người, động vật, hoặc hệ sinh thái) với các mối nguy.Dựa vào đó, ta xác định xác suất xảy ra của các mối nguy và mức độ ảnh hưởng của chúng.
Khi đã phân tích được những rủi ro môi trường, doanh nghiệp cần đề xuất các giải pháp để giảm thiểu hoặc kiểm soát rủi ro, như cải thiện quy trình, áp dụng các biện pháp bảo vệ, hoặc thay đổi phương thức hoạt động của doanh nghiệp.
Và cuối cùng, doanh nghiệp cần đánh giá xem những biện pháp khắc phục có đạt được hiệu quả hay không. Dựa trên kết quả đánh giá đó, doanh nghiệp tiếp tục điều chỉnh các biện pháp hoặc quy trình nếu cần thiết để cải thiện hiệu quả.
>>> Dịch vụ chứng nhận ISO 14001:2015 cho Doanh Nghiệp Việt
Và trên đây là một số những thông tin cơ bản về đánh giá rủi ro môi trường. Nếu quý độc giả còn gặp khó khăn khi tìm hiểu hay thực hiện quy trình đánh giá, xin vui lòng liên hệ với KNA Cert qua Hotline: 0932.211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để nhận giải đáp.