Đào tạo QC080000 cho Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam
Là doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Trung Quốc và Nhật Bản. Công ty TNHH Longcheer Meiko Electronics Việt Nam chuyên sản xuất lắp ráp sản phẩm điện tử mới đây đã c...
Theo thống kê thì hàng năm có 1,3 triệu tấn thức ăn bị bỏ phí. Con số này tương đương với toàn bộ lượng thực phẩm được sản xuất ra ở khu vực cận Sahara – Châu Phi. “Nghĩ. Ăn. Tiết kiệm.”, chủ đề của Ngày Môi trường Thế giới (5/6) nhằm chống lãng phí và thất thoát lương thực, Việc này khuyến khích tất cả mọi người thu nhỏ “ dấu chân sinh thái của mình. Các tiêu chuẩn ISO cũng có thể giúp cho bạn đạt được mục tiêu này.
Theo nghiên cứu thì hoạt động sản xuất thực phẩm trên toàn thế giới sử dụng 25% tổng diện tích đất cư trú và 70% tổng lượng nước tiêu thụ. Số lượng này cũng góp phần 80% vào lao động phá rừng và 30% tổng lượng khí thải nhà kính. Chính vì thế mà cần phải đảm bảo hoạt động sản xuất có hiệu suất cao nhất có thể. Việc áp dụng ISO sẽ giúp tăng cao hiệu suất và cũng như giảm lãng phí không cần thiết bằng cách làm hài hòa những yêu cầu và tối ưu hóa các quá trình sản xuất.
Một số ví dụ về các tiêu chuẩn có thể giúp đạt được mục tiêu trên bao gồm các tiêu chuẩn quản lý giúp tối ưu hóa các quá trình như ISO 9001 (chất lượng), ISO 14001 (môi trường) và ISO 50001 (năng lượng). Bên cạnh đó, tiêu chuẩn ISO 14051 giúp tính toán dòng nguyên liệu cũng có thể giúp doanh nghiệp giảm lượng rác thải và khí thải đồng thời tăng cường hiệu quả hoạt động môi trường.
Các tiêu chuẩn ISO về quản lý nước cũng giúp bảo vệ những nguồn tài nguyên quý giá. Tiêu chuẩn ISO 14046, sẽ giúp tổ chức theo dõi được việc sử dụng nước. Hiện tổ chức ISO cũng đang soạn thảo tiêu chuẩn ISO 16075-1 nhằm khuyến khích việc tái sử dụng nước thải trong tưới tiêu. Với 70% tổng lượng tiêu thụ nước ngọt dùng vào sản xuất lương thực trên toàn thế giới, hoạt động này có thể có những tác động đáng kể tới môi trường.
Các tổ chức có thể sử dụng các tiêu chuẩn ISO 14020, ISO 14021, ISO 14024 và ISO 14025 về gắn nhãn môi trường để thông báo về tác động môi trường của họ để khách hàng có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp khi đã biết thông tin cần thiết.
Ngày Môi trường Thế giới được tổ chức bởi Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO). Đây là một dịp để nâng cao nhận thức về tác động môi trường của cách lựa chọn thực phẩm của mỗi người và giúp mỗi người đưa ra được những lựa chọn thích hợp khi đã biết được những thông tin cần biết.
UNEP và FAO hoạt động trong nhiều nhóm kỹ thuật của tổ chức ISO và cũng đã tham gia phát triển một số tiêu chuẩn trong những tiêu chuẩn này.
Maria Lazarte