Workshop "Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon, lộ trình và hướng dẫn khai báo CBAM"
Để hỗ trợ các doanh nghiệp nắm vững các yêu cầu và quy trình khai báo CBAM, KNA CERT tổ chức Workshop chuyên sâu về Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon và cung c...
Để triển khai Phương pháp 5S, cần tuân thủ theo P-D-C-A và thực hiện đúng từng bước một (step-by-step). 5S không phải là một chương trình ngắn hạn, càng không phải là một trào lưu nhất thời, nó đòi hỏi sự tham gia của tất cả mọi người với tinh thần kaizen và nó sẽ gắn liền với cuộc sống hằng ngày của công ty. Do đó đừng nóng lòng mong đạt được kết quả ngay mà bỏ qua những quá trình, các bước nào đó trong các phần sẽ trình bày tiếp theo đây. Không có bước nào là không quan trọng, mặc dù có thể thấy nội dung của nó rất đơn giản, dễ hiểu.
Một Kế hoạch chi tiết triển khai áp dụng 5S gồm các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị và khởi động 5S
Giai đoạn 2: Thực hiện SeiRI, SEITION, SEISO, SEIKETSU, SHITSUKE hàng ngày
Giai đoạn 3: Tự kiểm tra, đánh giá thực hành 5S và hoạt động cải tiến.
Cần ghi nhớ rẳng “90% sự thành công chính là ở công tác chuẩn bị, nếu công tác này không tốt thì đồng nghĩa với sự thất bại”. Trong phần này, cần chuẩn bị cho các hoạt động 5S với các nội dung sau:
Và hoạt động khởi động 5S bao gồm:
Kế hoạch thực hiện 5S tại công ty thì việc lập thành chỉ đạo và các ban chức năng để thực hiện 5S nhằm đảm bảo sự tham gia của tất cả mọi người trong một hệ thống nhất quán, cùng hướng tới các mục tiêu của 5S.
Tùy theo quy mô của công ty, số lượng các ban cũng như số thành viên trong mỗi ban do công ty quyết định. Các ban có thể bao gồm:
Ban chỉ đạo 5S cần chỉ đạo một số vị trí quan trọng trong hoạt động 5S và đưa ra quy định về vai trò và trách nhiệm của tất cả các vị trí trong công ty.
Khi xây dựng sơ đồ mặt bằng tổng thể của cả công ty và phân công trách nhiệm, bạn cần chú ý một số điểm sau:
Sơ đồ mặt bằng tổng thể và trách nhiệm của các nhóm cần được đưa ra để tất cả mọi người tham gia ý kiến. Khi đã thống nhất được ý kiến, bản sơ đồ này cùng với trách nhiệm phân công cần được duyệt và tuyên bố rộng rãi trong toàn công ty trên bảng tin. Hình 10 là một ví dụ về sơ đồ phân công trách nhiệm theo từng khu vực.
Một lỗi rất phổ biến mà các công ty đã mắc phải dẫn đến hiệu quả không cao của hoạt động 5S, đó là đào tạo chưa đầy đủ. Đào tạo là bước chuẩn bị đặc biệt quan trọng vì hoạt động 5S không đòi hỏi cao về kĩ thuật mà đòi hỏi phải có sự tham gia của tất cả mọi người, phải xây dựng được tinh thần kaizen và làm việc tập thể, phải tạo được sự tự giác, tính kỉ luật của mọi thành viên trong công ty. Tất cả các yêu tố đó đều hướng vào nhận thức, phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố con người. Do đó việc đào tạo phải được chú trọng để tất cả mọi người hiểu được phương pháp thực hiện phương pháp 5s trong doanh nghiệp, và sự tham gia của mình có ý nghĩa như thế nào đối với sự thành công của chương trình và của công ty.
Đây là một hoạt động tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế cho thấy ý nghĩa của nó vô cùng quan trọng cho các hoạt động duy trì và cải tiến 5S sau này. Đích thân lãnh đạo cao nhất sẽ tuyên bố về cam kết của công ty đối với hoạt động 5S cùng với các nội dung liên quan sẽ làm cho mọi người trong công ty nhìn nhận chương trình 5S một cách nghiêm túc và tuân thủ các quy định chung tốt hơn.
Thông thường, ngay sau khi lãnh đạo cao nhất tuyên bố về việc thực hiện 5S và các nội dung liên quan, toàn công ty sẽ thực hiện tổng vệ sinh.
Tất cả các nhóm thực hiện tổng vệ sinh tại khu vực được phân công. Dụng cụ vệ sinh đã chuẩn bị sẽ được cung cấp đến từng người.
Ban quảng bá 5S lưu ý ghi lại hình ảnh trước, trong và sau buổi tổng vệ sinh. Đây là tư liêu đào tạo, quảng bá và là thước đo hiệu quả của hoạt động 5S một cách trực quan, sinh động nhất.