Nội dung bài tập về HACCP mới nhất
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là một hệ thống quan trọng giúp đảm bảo an toàn thực phẩm. Để nắm vững kiến thức và ứng dụng hệ thống này, v...
Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm. Đây là phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 22000 và là nền tảng để xây dựng các phiên bản ra đời sau này. Vậy ISO 22000:2005 là gì? Những điều doanh nghiệp nên biết về tiêu chuẩn này ở thời điểm hiện tại. Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
ISO 22000:2005 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS - Food Safety Management System) do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO - International Organization for Standardization) ban hành vào ngày 01/09/2005. Tiêu chuẩn này cung cấp khuôn khổ cho các tổ chức thiết lập và triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dựa trên các nguyên tắc và quy định tốt nhất được quốc tế công nhận. ISO 22000:2005 đưa ra các yêu cầu về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng thực phẩm từ thu mua nguyên liệu, sản xuất, chế biến, bảo quản cho đến phân phối tới tay người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 được thừa nhận như sự tích hợp giữa GMP (Good Manufacturing Practice - Thực hành sản xuất tốt) với cấu trúc 8 điều khoản và các nguyên tắc của HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point System - Phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn). Điều này giúp các tổ chức trong ngành thực phẩm xây dựng và duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả.
Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 được xây dựng với ý nghĩa là công cụ giúp tổ chức doanh nghiệp kiểm soát một cách toàn diện các mối nguy hại có thể xảy ra ảnh hưởng tới mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đó, đảm bảo rằng sản phẩm sẽ an toàn và không gây hại cho sức khỏe khi đến tay người tiêu dùng. Việc áp dụng ISO 22000:2005 cũng là một cách thể hiện trách nghiệm cũng như sự quan tâm của doanh nghiệp tới các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm.
Đến nay, tiêu chuẩn ISO 22000 đã có phiên bản mới nhất phát hành năm 2018 đưa ra nhiều yêu cầu và quy định cụ thể hơn cho các tổ chức, doanh nghiệp thực phẩm áp dụng. Mặc dù hiện nay tiêu chuẩn ISO 22000:2005 không còn được sử dụng nhưng nó vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống tiêu chuẩn ISO. Các tổ chức doanh nghiệp vẫn có thể tham khảo bộ tài liệu ISO 22000:2005 PDF để so sánh và thấy rõ hơn những thay đổi trong nội dung, cách triển khai từ đó có thể áp dụng tiêu chuẩn một cách tốt nhất.
Quý doanh nghiệp nào mong muốn nhận được bộ tài liệu ISO 22000:2005 PDF chi tiết thì có thể để lại thông tin liên lạc hoặc liên hệ với KNA CERT qua số điện thoại, email bên dưới. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ các tài liệu tiêu chuẩn mà chúng tôi đang có.
Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 đã đặt ra bốn yêu cầu chính đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Các yêu cầu này đảm bảo rằng sản phẩm trong chuỗi cung ứng thực phẩm đủ an toàn, từ khâu nguyên liệu đến khâu tiêu dùng cuối cùng. Bốn yếu tố đó bao gồm:
Thông tin “tương hỗ” đề cập đến việc chia sẻ thông tin hai chiều giữa các bên liên quan trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Việc trao đổi thông tin trong chuỗi thực phẩm là yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng mọi mối nguy về an toàn thực phẩm đều được phát hiện và kiểm soát. Doanh nghiệp phải trao đổi thông tin với các đối tượng bên trong và bên ngoài tổ chức. Mỗi bên liên quan trong chuỗi cung ứng thực phẩm cần xác định các mối nguy và các biện pháp kiểm soát cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cũng phải được thiết lập, vận hành và cập nhật trong khuôn khổ của hệ thống quản lý có cấu trúc đồng thời thống nhất với toàn bộ hoạt động quản lý chung trong một tổ chức. Điều này đem đến lợi ích thiết thực cho các tổ chức và các bên quan tâm. Đây cũng là nguyên nhân tổ chức ISO tiến hành xây dựng tiêu chuẩn ISO 22000:2005 liên kết với tiêu chuẩn ISO 9001 về hệ thống quản lý chất lượng. Mục đích xây dựng như vậy nhằm tăng tính tương thích khi triển khai cùng lúc các tiêu chuẩn này với nhau. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này vẫn có thể áp dụng một cách độc lập với các hệ thống quản lý khác khi điều hành quản lý tại một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thực phẩm.
PRPs là các điều kiện cơ bản và hoạt động cần thiết để duy trì một môi trường vệ sinh cho tổ chức trong xuyên suốt toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 sử dụng các chương trình tiên quyết với vai trò hỗ trợ để làm giảm thiểu các mối nguy có thể xuất hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh thực phẩm. Các điều kiện và hoạt động của những chương trình tiên quyết cần phải phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của tổ chức, đảm bảo cung cấp sự an toàn đối với sản phẩm và sức khỏe của người sử dụng.
Có thể nói các chương trình tiên quyết là chuẩn mực cần và đủ cho các cơ sở đủ điều kiện tham gia vào hoạt động sản xuất thực phẩm. Quy định về PRPs có quan hệ chặt chẽ với các quy định về GMP (Good Manufacturing Practices - Thực hành sản xuất tốt), GAP (Good Agricultural Practice - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt), GVP (Good Veterinarian Practice - Thực hành công tác thú y tốt), GHP (Good Hygienic Practice - Thực hành vệ sinh tốt), GPP (Good Production Practice - Thực hành sản xuất tốt), GDP (Good Distribution Practice - Thực hành phân phối tốt), GTP (Good Trading Practice - Thực hành trao đổi mua bán tốt). Doanh nghiệp không nhất thiết phải áp dụng tất cả các PRPs mà cần phải cân nhắc tới đặc điểm sản phẩm/ dịch vụ của mình để thiết kế các PRPs sao cho phù hợp.
Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 được xây dựng dựa theo các nguyên tắc của hệ thống HACCP – Hazard Analysis and Critical Control Point System – Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Cụ thể, doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo bảy nguyên tắc sau:
Các tổ chức sẽ thông qua bảy nguyên tắc này để đánh giá, xác định những mối nguy có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và tìm ra biện pháp để kiểm soát chúng. Các biện pháp áp dụng cần phải đảm bảo có thể loại bỏ, ngăn ngừa hoặc giảm mối nguy xuống mức có thể chấp nhận được.
Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 đã chính thức hết hiệu lực vào ngày 29/06/2021. Kể từ ngày này, các doanh nghiệp đã được chứng nhận theo ISO 22000:2005 không thể sử dụng chứng nhận này nữa. ISO 22000:2005 hết hiệu lực vì không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay và đã được thay thế bởi ISO 22000:2018, một phiên bản toàn diện hơn, rõ ràng hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các tổ chức và thị trường cũng như dễ dàng tích hợp với các hệ thống quản lý khác. Để duy trì chứng nhận và đảm bảo hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp vẫn còn hiệu lực thì doanh nghiệp nên chuyển đổi sang phiên bản mới nhất là ISO 22000:2018. Điều này cũng nhằm giúp các tổ chức đảm bảo an toàn thực phẩm tốt hơn và duy trì lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh thị trường toàn cầu ngày càng phức tạp.
Hy vọng bài viết này của KNACERT đã cung cấp thông tin hữu ích cho quý doanh nghiệp về tiêu chuẩn ISO 22000:2005 cùng với một số nội dung về chứng nhận ISO 22000:2005. Nếu quý doanh nghiệp đang có thắc mắc nào khác, xin vui lòng liên hệ với KNA CERT theo thông tin địa chỉ dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất: